Đề kiểm tra công dân 8 CTST bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Đề thi, đề kiểm tra công dân 8 Chân trời bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật” chứa đựng hàm ý gì?

  • A. Nên làm việc bằng đầu óc, bằng suy nghĩ, học hỏi hơn là làm việc bằng chân tay 
  • B. Không nên chăm chỉ làm việc 
  • C. Khuyên con người ta phải cố gắng làm việc thật chăm chỉ để tạo ra thành quả lao động
  • D. Khi có khó khăn thì phải cố gắng vượt qua

Câu 2: Em tán thành với ý nào dưới đây?

  • A. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được
  • B. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo
  • C. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo
  • D. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo

Câu 3: Thế nào là lao động sáng tạo?

  • A. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc 
  • B. Không bỏ cuộc khi có khó khăn
  • C. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động
  • D. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động

Câu 4: Lương Định Của là một giáo sư thuộc lĩnh vực nào?

  • A. Vật lí học
  • B. Hóa học
  • C. Thiên văn học
  • D. Nông học

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây chỉ sự sáng tạo và cần cù trong học tập?

  • A. Chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi lên lớp
  • B. Luôn tìm cách để giải quyết công việc một cách nhanh nhất
  • C. Có kế hoạch hợp lí cho từng môn học 
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 6: Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Giá cả tăng
  • B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng
  • C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng
  • D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn

Câu 7: Theo em, sự cần cù, sáng tạo có phải ngẫu nhiên mà chúng ta có được không? 

  • A. Cần cù và sáng tạo là phẩm chất gắn với chúng ta từ khi mới sinh ra
  • B. Ai cũng có thể được công nhận là người cần cù và sáng tạo trong lao động 
  • C. Mỗi chúng ta đều có thể được công nhận là người cần cù sáng tạo trong lao động nếu chúng ta luôn không ngừng học tập, rèn luyện, tìm tòi ra các sáng kiến hay, ý tưởng hữu dụng 
  • D. Sự cần cù và sáng tạo chỉ đến với những người thật sự có tiềm năng không phải ai cũng có tố chất để sáng tạo

Câu 8: Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?

  • A. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển 
  • B. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào 
  • C. Không có ứng dụng nào ra đời
  • D. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo

Câu 9: M là một học sinh chăm ngoan của lớp, ngoài việc rất chăm học tập, M còn được các bạn biết đến là một người rất năng động trong các cuộc thi sáng tạo “xanh” của nhà trường. Các ý tưởng của M tuy nhỏ nhưng đóng góp được một phần công sức giúp cho không gian trường học thêm xanh tươi, thân thiện với môi trường hơn. Em có thể học tập được gì từ việc làm của bạn M?

  • A. Dành thật nhiều thời gian vào việc nghĩ ra các sáng kiến để tham gia các cuộc thi ở trường 
  • B. Không chỉ chăm chỉ học tập, để có kết quả học tập tốt mà chúng ta còn nên tìm tòi sáng kiến, nghĩ thêm những sáng kiến có ích cho xã hội
  • C. Chúng ta chỉ nên dành thời gian để học tập, không nên lãng phí thời gian dành cho các việc khác
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Trong giờ Toán của lớp 8A2, cô giáo có ra một đề toán khó, các bạn trong lớp rất chăm chú để tìm ra được lời giải đúng cho bài toán. Trong khi đó Y, còn cố gắng tìm ra thêm được cách giải ngắn gọn, dễ hiểu cho bài toán đó, khi cô giáo xem bài của Y thì đã rất ngạc nhiên, vì cách giải của em ngắn gọn và vô cùng logic. Cô khen Y trước cả lớp, tuy nhiên các bạn lại cho rằng vì Y muốn được khen nên mới cố gắng tìm ra thêm lời giải khác. Theo em, suy nghĩ của các bạn như vậy đã đúng đắn chưa?

  • A. Suy nghĩ của các bạn hoàn toàn đúng 
  • B. Suy nghĩ của các bạn cùng lớp Y đúng, vì một bài toán chỉ cần có một cách giải thôi là đã tìm ra lời giải rồi không cần thiết phải cố gắng tìm ra thêm các cách giải khác 
  • C. Suy nghĩ của các bạn trong lớp Y chưa phù hợp, vì không chỉ cần chăm chỉ học hành mà còn phải không ngừng sáng tạo tìm tòi ra các cách học mới giúp đạt hiệu quả học tập hiệu quả hơn 
  • D. Suy nghĩ của các bạn Y là chưa đúng nhưng Y cũng không cần thiết phải cố gắng tìm ra cách giải khác trong khi bài đã tìm ra được đáp án

ĐỀ 2

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lợi ích của việc lao động cần cù là gì? 

  • A. Tạo ra của cải vật chất, trang trải cho cuộc sống của mình
  • B. Đóng góp vào sự phát triển của xã hội
  • C. Đáp án A và B đều đúng
  • D. Đáp án A và B đều sai

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

  • A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
  • B. Sáng tạo ra máy phay ruộng 
  • C. Vung gieo hạt bằng tay
  • D. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 3: Những sáng tạo trong lao động có tác động như thế nào đến cuộc sống của những người lao động?

  • A. Có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người
  • B. Bộ sưu tập về các máy móc, phát minh
  • C. Nguồn việc làm dồi dào
  • D. Đất canh tác được cải thiện

Câu 4: Sáng tạo bắt nguồn từ đâu, muốn sáng tạo phải làm gì, có những đức tính gì?    

  • A. Sáng tạo bắt nguồn từ những đam mê, tìm tòi rèn luyện; muốn sáng tạo cần không ngừng học tập sáng tạo, có tính siêng năng năng rèn luyện không ngại khó khăn 
  • B. Tính sáng tạo chỉ có đối với những người thông minh, không phải ai cũng sáng tạo được 
  • C. Sáng tạo cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của, không phải tự nhiên mà chúng ta có thể sáng tạo được
  • D. Sáng tạo cần tiềm lực vô cùng lớn, để sáng tạo chúng ta không thể làm một mình được

Câu 5: Sự cần cù và sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

  • A. Giúp chúng ta tạo ra được nhiều giá trị cho cuộc sống 
  • B. Giúp chúng ta được mọi người yêu quý và trân trọng hơn 
  • C. Là những phẩm chất cần thiết giúp chúng ta nâng cao được vốn hiểu biết, tiết kiệm thời gian lao động, tạo ra được các giá trị cho bản thân và xã hội  
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Lao động sáng tạo và hành động làm liều khác nhau như thế nào?

  • A. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả
  • B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới 
  • C. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra
  • D. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động

Câu 7: Em cần làm như thế nào để cải thiện điểm số của mình trong học kì tới? 

  • A. Chăm chỉ học hành, làm thêm các dạng bài tập  
  • B. Tìm ra các cách làm ôn tập hiệu quả cho các môn lí thuyết
  • C. Tìm cách giải tỏa áp lực để có thể tập trung được vào việc học 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Dựa vào máy gieo hạt theo công nghệ mới của bác L mà công sức lao động của bà con giảm đi đáng kể. Bác L ngày càng được mọi người yêu quý, theo em bác L đã áp dụng điều gì vào trong lao động?

  • A. Bác L không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn áp dụng được tính hiện thực vào trong lao động
  • B. Bác L là một người nông dân chăm chỉ làm việc và áp dụng được tính sáng tạo vào trong lao động
  • C. Bác L làm việc rất chăm chỉ nên được mọi người yêu quý hết lòng
  • D. Bác L là một người nông dân mẫu mực, xứng đáng được mọi người yêu quý

Câu 9: Em hãy nêu một vài cách rèn luyện sự cần cù và sáng tạo trong học tập?

  • A. Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, học tập
  • B. Tham gia học nhóm, cùng chia sẻ các ý tưởng 
  • C. Tổ chức các buổi học ngoại khóa, khám phá ngoài trời
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 10: Hợp tác xã H, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng từ cây chuối sang trồng giống ổi không hạt, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con nông dân, gia đình bà M nhiệt tình hưởng ứng nhưng những hộ khác trong xã thì lại cho rằng chuyển đổi một giống cây trồng lâu năm để trồng một giống cây lạ chưa chắc đã đem lại được thu nhập cho bà con. Trong khi đó gia đình bà M, tiếp nhận giống cây ổi từ hợp tác xã, làm theo các chỉ dẫn ngoài ra bà còn sáng tạo thêm được chiếc bẫy côn trùng treo tại mỗi cây ổi để giảm thiểu được tình trạng côn trùng tàn phá hại cây, quả. Sau 3 năm áp dụng chuyển đổi sang trồng cây ổi, hộ nhà bà M vươn lên là hộ có thu nhập khá giả trong xã. Theo em, vì sao bà M lại quyết định chuyển đổi từ vườn chuối đang trồng lâu năm sang trồng một giống cây chưa có ai thử trồng trong xã?

  • A. Vì bà M không thích trồng cây chuối thêm nữa 
  • B. Vì mọi người trong xã không ai muốn trồng giống cây mới nên bà M đành phải nhận giống và đem về trồng 
  • C. Bà M tin tưởng vào các tiến bộ của khoa học kĩ thuật nên khi được cán bộ của hợp tác xã định hướng, bà đã vui vẻ hưởng ứng và từ các kĩ năng được chỉ dạy còn sáng tạo thêm các mẹo vặt để giúp cây trồng đạt năng suất hơn 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: (6 điểm) Như thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Nêu ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo? 

Câu 2: (4 điểm) Cho tình huống sau: Thắng nói với Hùng:

- Thắng: Chỉ có học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo, bọn mình thì làm sao mà sáng tạo trong học tập được.

- Tùng: Đúng đấy, học sinh lực học trung bình chỉ cần tự giác học tập là tốt rồi!

Câu hỏi:

a) Em đồng ý với ý kiến của hai bạn hay không? Vì sao?

b) Hãy cho biết ý kiến riêng của em về vấn đề trên?

ĐỀ 2

Câu 1: (6 điểm)

a) Cho ví dụ về lao động sáng tạo?

b) Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính cần cù vì đó là phẩm chất của con người, còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

Câu 2: (4 điểm) Tại sao nói lao động là điều kiện, là phương tiện để con người và xã hội phát triển? Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.) 

Câu 1: Sự cần cù và sáng tạo trong học tập được thể hiện dưới hành động nào sau đây?

  • A. Tích cực học tập không kể ngày đêm 
  • B. Chăm chỉ học bài, làm thật nhiều bài tập cùng một dạng để ôn luyện cách giải bài tập đó 
  • C. Chăm chỉ học tập, đọc nhiều tài liệu, tìm tòi các phương pháp giải nhanh gọn các bài tập 
  • D. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài 

Câu 2: Em tán thành với ý nào dưới đây?

  • A. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được
  • B. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo
  • C. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo
  • D. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo

Câu 3: Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Giá cả tăng
  • B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng
  • C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng
  • D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn

Câu 4: Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?

  • A. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển 
  • B. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào 
  • C. Không có ứng dụng nào ra đời
  • D. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo

II. Phần tự luận (6 điểm) 

Câu 1 (3 điểm) Em hãy cho biết người lao động cần cù, sáng tạo là như thế nào?

Câu 2 (3 điểm) Em hãy suy nghĩ và nêu ý kiến về câu nói “Lao động là vinh quang”.

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.) 

Câu 1: Sáng tạo bắt nguồn từ đâu, muốn sáng tạo phải làm gì, có những đức tính gì?    

  • A. Sáng tạo bắt nguồn từ những đam mê, tìm tòi rèn luyện; muốn sáng tạo cần không ngừng học tập sáng tạo, có tính siêng năng năng rèn luyện không ngại khó khăn 
  • B. Tính sáng tạo chỉ có đối với những người thông minh, không phải ai cũng sáng tạo được 
  • C. Sáng tạo cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của, không phải tự nhiên mà chúng ta có thể sáng tạo được
  • D. Sáng tạo cần tiềm lực vô cùng lớn, để sáng tạo chúng ta không thể làm một mình được

Câu 2: Lao động sáng tạo và hành động làm liều khác nhau như thế nào?

  • A. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả
  • B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới 
  • C. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra
  • D. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động

Câu 3: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  • A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
  • B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
  • C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
  • D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 4: Dựa vào máy gieo hạt theo công nghệ mới của bác L mà công sức lao động của bà con giảm đi đáng kể. Bác L ngày càng được mọi người yêu quý, theo em bác L đã áp dụng điều gì vào trong lao động?

  • A. Bác L không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn áp dụng được tính hiện thực vào trong lao động
  • B. Bác L là một người nông dân chăm chỉ làm việc và áp dụng được tính sáng tạo vào trong lao động
  • C. Bác L làm việc rất chăm chỉ nên được mọi người yêu quý hết lòng
  • D. Bác L là một người nông dân mẫu mực, xứng đáng được mọi người yêu quý

II. Phần tự luận (6 điểm) 

Câu 1 (3 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chỉ cần cần cù là đủ, không cần phải sáng tạo trong lao động, Em hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

Câu 2 (3 điểm) Em hãy nêu hậu quả của việc học tập thiếu tính sáng tạo.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra công dân 8 Chân trời bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo, đề kiểm tra 15 phút công dân 8 chân trời, đề thi giáo dục công dân 8 chân trời bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác