ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quy định của pháp luật đối với vũ khí và các chất độc hại như thế nào?
- A. Được phép buôn bán các vũ khí, các chất gây cháy nổ
- B. Cấm tàng trữ vũ khí gây thương tích, chất phóng xạ và các chất độc hại khác
- C. Người dân có quyền sử dụng các vũ khí cháy nổ, chất phóng xạ vào mục tiêu cá nhân
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Các hình thức tai nạn nào dưới đây được coi là tai nạn vũ khí?
- A. Gặp tai nạn khi đang tham gia giao thông
- B. Gặp các sự cố, tai nạn trong khi làm việc
- C. Bị thương tích do súng đạn, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra
- D. Gặp tai nạn do thực lửa gây ra trong khi đang chế biến các món ăn
Câu 3: Tai nạn cháy nổ có thể gây ra các thiệt hại về những mặt nào?
- A. Về tính mạng
- B. Về tài sản
- C. Thiệt hại về tải sản; sức khỏe, tính mạng con người
- D. Chủ yếu thiệt hại về tính mạng con người
Câu 4: Các chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể con người theo các tác nhân nào?
- A. Thức ăn
- B. Môi trường sống
- C. Các chất độc hại tồn dư sau chiến tranh
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Theo em, trách nhiệm của học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại là gì?
- A. Học sinh còn ít tuổi nên việc phòng chống các thứ nguy hiểm như vậy không phải trách nhiệm của học sinh
- B. Trách nhiệm của học sinh là học tập thật tốt chứ không cần thiết phải hưởng ứng thêm bất cứ một trách nhiệm nào khác
- C. Tự giác tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại; tuyên truyền mọi người thực hiện tốt các quy định do pháp luật đề ra; không nghe lời xúi giục của người khác để thực hiện các hành vi trái với pháp luật
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6: Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào?
- A. Thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội
- B. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- C. Ô nhiễm môi trường
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Hành động nào sau đây là đúng?
- A. Tuyên truyền cho mọi người về các quy định mà pháp luật đã quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại
- B. Bác N thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tưới cho cây, để giúp cây không còn sâu bệnh và nâng cao năng suất cây trồng
- C. Khi đi ngoài đường Lan nhìn thấy một vật thể lạ nhìn như một quả mìn, Lan tò mò nên lại gần xem đó là gì
- D. Bà Mai thường xuyên để bếp sưởi đang hoạt động gần màn ngủ cho ấm
Câu 8: Em sẽ ứng xử thế nào khi có người rủ em góp tiền cùng mua pháo chơi trong dịp nghỉ lễ Tết cổ truyền?
- A. Vì là ngày nghỉ lễ nên có thể ưu tiên cho các trò chơi, nên có thể góp tiền mua pháo cùng mọi người
- B. Không góp tiền mua pháo cùng mọi người và khuyên các bạn không nên mua pháo, đốt pháo vì có thể gây ra các vụ cháy nổ
- C. Không góp tiền mua cùng mọi người vì pháo rất đắt
- D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 9: Em sẽ làm gì khi thấy bạn bè, các em nhỏ chơi, nghịch các vật lạ, các chất nguy hiểm?
- A. Người khác chơi không liên quan gì đến bản thân mình
- B. Chạy đi báo với người lớn về hành động chơi với đồ vật lạ của các em
- C. Báo với thầy cô để thầy cô kỉ luật các bạ chơi các đồ chơi không lành mạnh
- D. Cần khuyên ngăn các bạn và các em không nên chơi với các đồ vật lạ, các chất nguy hiểm
Câu 10: Anh B là một nhân viên của cửa hàng bán đồ ăn vặt gần cổng trường học, tình hình buôn bán của quán khá tốt do có các món ăn phù hợp với khẩu vị của đa số học sinh. Hôm nay anh B đi làm sớm hơn thường ngày, khi bước vào trong kho hàng của quán thì vô tình thấy được bà D là chủ quán đang lọc lại những chai dầu rán đã qua sử dụng có màu hơi ngả sang màu đen. Anh B có nói với bà chủ việc dùng dầu qua sử dụng nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng, nhưng bà D không nghe và cho rằng nếu không tận dụng lại các sản phẩm còn giá trị sử dụng thì quán sẽ không thu được nhiều lợi nhuận. Theo em, anh B nên làm gì?
- A. Anh B chỉ là nhân viên của quán nên làm theo những gì mà bà D chủ quán đã truyền đạt
- B. Anh B nên âm thầm nói với các bạn học sinh để các bạn không ăn ở quán nữa
- C. Anh B nên trình báo việc làm của bà D với Cục An toàn thực phẩm để họ có các biện pháp chấm dứt các hành động của bà D
- D. Im lặng vì nếu nói ra có thể bà D sẽ đuổi việc, không cho anh B bán hàng ở đây nữa
Bình luận