Đề thi giữa kì 1 Công dân 8 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Công dân 8 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình? 

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Yêu nước chống ngoại xâm.

C. Hiếu thảo.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 2. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là?

A. Tôn trọng các dân tộc khác.

B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

C. Học hỏi các dân tộc khác.

D. Giúp đỡ các dân tộc khác.

Câu 3. Thế nào là lao động sáng tạo?

A. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc

B. Không bỏ cuộc khi có khó khăn

C. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động

D. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động

Câu 4. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

A. Nhân ái.

B. Tảo hôn.

C. Hiếu học.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 5. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương? 

A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

B. Không phải lo về việc làm.

C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.

D. Có thêm tiền tiết kiệm.

Câu 6. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?

A. Điều kiện.

B. Tiền đề.

C. Động lực.

D. Đòn bẩy.

Câu 7. Vì sao trong thời đại ngày nay, chúng ta cần thiết phải tôn trọng sự đa dạng và văn hóa của các dân tộc?

A. Vì quá trình hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia diễn ra rất nhanh chóng

B. Vì chúng ta cần phải học hỏi thêm từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển 

C. Vì nếu muốn có được nền kinh tế phát triển chúng ta cần phải tìm hiểu văn hóa của các quốc gia phát triển 

D. Vì có thể bổ sung thêm vào văn hóa của nước nhà những điều mới lạ 

Câu 8. Em có đồng tình với hành động sau đây, “Với niềm đam mê du lịch, chụp ảnh và tìm hiểu về văn hóa các dân tộc, chị N (người Pháp) đã cùng một bạn dành gần 3 năm đi xuyên Việt, xây dựng bộ ảnh đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam”.

A. Không đồng tình, chị N chỉ nên tìm hiểu về văn hóa của nước Pháp

B. Không đồng tình, vì văn hóa của nước nào chỉ người dân nước đó tìm hiểu là đủ 

C. Đồng tình, hành động của chị N thể hiện sự tôn trọng văn hóa của các quốc gia trên thế giới 

D. Đồng tình, vì chị đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật

Câu 9. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 10. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay

B. Sáng tạo ra máy phay ruộng

C. Vung gieo hạt bằng tay

D. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 11. Hành động nào sau đây không thể hiện sự tự hào với truyền thống quê hương?

 A. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.

B. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

C. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

D. Giữ gìn và bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở những nơi công cộng.

Câu 12. Tôn trọng và học tập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mang đến cho chúng ta lợi ích gì?

A. Biết thêm nhiều món ăn ngon trên thế giới

B. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật

C. Có thêm bạn bè trong và ngoài nước

D. Nắm được những điều đặc trưng về các quốc gia

Câu 13. Trong giờ học của tiết địa lí, cô giao nhiệm vụ cho cả lớp vẽ bản đồ của Việt Nam. Khánh nhìn theo đúng mẫu cô cho đặt giấy in lên và vẽ lại cho chính xác, còn Ngọc chọn cách khác, em nhìn tổng quát bản đồ, tính toán tỉ lệ cân đối dài, ngang, lấy bờ biển hình chữ S làm căn cứ rồi vẽ. Theo em, cách vẽ nào sáng tạo hơn? Vì sao?

A. Bạn Khánh đã vẽ chính xác hình dạng của bản đồ nên sáng tạo hơn

B. Cách làm của bạn Ngọc tốn thời gian và công sức hơn của bạn Khánh

C. Cách vẽ của bạn Ngọc sáng tạo hơn vì bạn đã tính toán tỉ lệ bản đồ theo tư duy riêng của mình

D. Cách của bạn Ngọc là sao chép y nguyên bản gốc

Câu 14. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về

A. làng nghề.

B. đạo đức.

C. tín ngưỡng.

D. nghệ thuật.

Câu 15. Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?

A. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển

B. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào

C. Không có ứng dụng nào ra đời

D. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo

Câu 16. Anh Q sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Q đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh Q là người

A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Câu 17.  Thời buổi hội nhập, mở cửa, nhiều người Việt Nam thích dùng hàng ngoại, ăn diện theo “mốt” Tây, dùng tiếng Việt, pha tiếng nước ngoài, tổ chức các buổi lễ không thuộc trong văn hóa của người Việt Nam ta, đổ xô đi học ngoại ngữ. Những hành động trên có gì đúng, có gì sai? 

A. Những biểu trên đúng vì đó đều là những hành động rất tân tiến và hiện đại

B. Những hành động trên vừa có ý đúng, vừa có ý sai. Đúng vì chúng ta đã có tinh thần học hỏi văn hóa nước ngoài; tuy nhiên sai là vì các hành động chạy theo mẫu mốt xa xỉ không hợp với điều kiện chung của nước ta, cách pha tạm ngôn ngữ, mượn các ngày lễ làm cho bản sắc dân tộc của nước ta bị pha tạp 

C. Mang về các hoạt động của người nước ngoài giúp chúng ta có thể làm phong phú thêm các ngày lễ hội của dân tộc

D. Các hoạt động trên hoàn toàn sai, vì chúng ta là người Việt không nên học hỏi thêm bất kì một văn hóa của quốc gia nào khác 

Câu 18. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Giá cả tăng

B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng

C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng

D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn

Câu 19. Biểu hiện nào đúng với tôn trọng và học hỏi dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng ngoại

B. Chê bai hàng nước ngoài

C. Học hỏi kinh nghiệm, phong tục của các nước khác

D. Chê hàng Việt Nam

Câu 20. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập 

B. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc  

C. Những sản phẩm nước ngoài đều là tốt, đáng thưởng thức và đáng học tập 

D. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài

Câu 21. Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?

A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.

B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên.

C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá.

D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời.

Câu 22. Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?

A. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng.

B. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc

C. Chỉ làm những việc mình được giao

D. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác.

Câu 23. Trách nhiệm của học sinh để có tính tự giác và sáng tạo là gì?

A. Học sinh không cần rèn luyện tính tự giác và sáng tạo.

B. Học sinh chỉ cần rèn luyện tính tự giác.

C. Học sinh cần có kế hoạch rèn luyện tính tự giác và sáng tạo trong học tập.

D. Học sinh chỉ cần sáng tạo trong học tập.

Câu 24. Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu

B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh

C. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm): 

a. Thế nào là cần cù, sáng tạo trong lao động? Biểu hiện của một người cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện như thế nào?

b. Mỗi học sinh cần phải làm gì để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:

a. Trên một diễn đàn thảo luận về truyền thống dân tộc, bạn K cho rằng truyền thống văn hóa của Việt Nam không có nhiều đặc sắc. Bạn H là bạn thân của bạn K phản đối vì cho rằng dân tộc Việt Nam là truyền thống phong phú và nền văn hóa đa dạng từ lâu đời nay. Em có nhận xét gì về ý kiến của bạn K và bạn H? Nếu em là bạn của K, em có lời khuyên gì cho K?

b. Bạn T cho rằng chỉ nên học tập, tiếp thu văn hoá của các nước phát triển. Với những nước nghèo, lạc hậu, chậm phát triển thì không có gì đáng học tập, không cần tôn trọng. Bạn H phản đối vì cho rằng mỗi quốc gia, dân tộc đều đáng được tôn trọng, cho dù khác nhau về trình độ phát triển. Em có nhận xét gì về ý kiến của hai bạn T và H? Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì?

 Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

B

C

B

A

A

A

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

B

B

B

C

B

A

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

B

B

C

D

D

B

C

A

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a.

- Cần cù là sự chăm chỉ, chịu khó, nỗ lực hết sức bền bỉ khi phải thực hiện một điều gì đó.

- Sáng tạo là sự say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

- Biểu hiện của cần cù là làm việc thường xuyên, đều đặn, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách.

- Biểu hiện của sáng tạo là luôn suy nghĩ, tìm và phát hiện ra cách làm mới hiệu quả để đem lại kết quả cao hơn trong công việc.

b. Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo, học sinh cần:

- Chăm chỉ, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra những cách thức làm việc phù hợp để đạt hiệu quả cao trong công việc.

- Chúng ta cần trân trọng thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo; phê phán biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động

Câu 2:

a.

- Nhận xét: Ý kiến của bạn K là chưa đúng, của bạn H là đúng.

- Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K ên tìm hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc để thấy được giá trị đặc sắc của truyền thống dân tộc đồng thời ta tự hào hơn về dân tộc, đất nước.

b.

-  Ý kiến của T là không đúng, của bạn H là đúng.

-  Nếu là bạn của T, em sẽ nói với T rằng mỗi quốc gia đều có bản sắc và giá trị văn hóa riêng, đều có ưu điểm và hạn chế. Do vậy, không nên chê bai, phân biệt bất kì nền văn hóa của một quốc gia nào.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công dân 8 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Công dân 8 chân trời, đề thi giữa kì 1 Công dân 8 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác