Dễ hiểu giải Toán 6 kết nối bài 30: Làm tròn và ước lượng

Giải dễ hiểu bài 30: Làm tròn và ước lượng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Toán 6 kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài 30: LÀM TRÒN VÀ ƯỚC LƯỢNG

1. Làm tròn số

Bài 1: 

a) Theo em, khối lượng của hộp màu hồng nặng khoảng 6 kg hay 7 kg? 

b) Khối lượng của hộp màu vàng nặng khoảng 4 kg hay 5 kg? 

Bài 30: LÀM TRÒN VÀ ƯỚC LƯỢNG

Đáp án:

a. 6 kg

b. 5 kg

Bài 2: 

a) Làm tròn 24,037 đến hàng phần mười ta được kết quả là 24,0.

Bài 30: LÀM TRÒN VÀ ƯỚC LƯỢNG

Trong câu a, nếu viết kết quả làm tròn là 24 thì có đúng không?

Đáp án:

Không được vì số 24,037 làm tròn tới hàng phần mười 

Bài 3: Làm tròn số 3,141 59 đến hàng phần nghìn.

Đáp án:

3,142

Bài 4: Em hãy đọc đoạn tin nhắn ở phần mở đầu rồi làm tròn số 479 633 đến hàng nghìn và làm tròn số 232,142 372 đến hàng đơn vị. So sánh hai kết quả với các số liệu trong tiêu đề của đoạn tin đó.

Bài 30: LÀM TRÒN VÀ ƯỚC LƯỢNG

Đáp án:

Hai kết quả đó với các số liệu trong tiêu đề của đoạn tin đó đều giống nhau

2. Ước lượng

Bài 1: Một xe hàng có khối lượng khi không chở hàng hoá là 12 tấn. Trên xe chở 9 thùng hàng, mỗi thùng có khối lượng là 1,3 tấn. Một cây cầu có biển chỉ dẫn cho phép các xe có khối lượng không quá 25 tấn đi qua. Hỏi xe hàng trên có được phép qua cầu không?

Bài 30: LÀM TRÒN VÀ ƯỚC LƯỢNG

Đáp án:

Xe hàng trên có được phép qua cầu.

3. Bài tập

Bài 7.12: Làm tròn 387,0094 tới  hàng:

a. phần mười;                  

b. trăm 

Đáp án:

a. 387,0

b. 400

Bài 7.13: Trong bốn số sau có một số là kết quả phép tính 256,3 + 892,37 + 45. Bằng cách ước lượng, em hãy cho biết số đó là số nào 

A. 1 190,65                B. 2 356,67

C. 1 193,67                D. 128,67

Đáp án:

C. 1 193,67

Bài 7.14: Chia đều một thanh gỗ dài 6,32 m thành bốn đoạn bằng nhau. Tính độ dài mỗi đoạn gỗ (Làm tròn kết quả tới hàng phần chục)

Đáp án:

1,6 m

Bài 7.15Để đo khoảng cách giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, người ta sử dụng đơn vị thiên văn là AU (1 AU xấp xỉ bằng khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, được tính chính xác là 149 597 870 700 m). Để dễ viết, dễ nhớ, người ta nói 1 AU bằng khoảng 150 triệu kilomet. Nói như vậy nghĩa là ta đã làm tròn số liệu trên tới hàng nào?

Đáp án:

Hàng hàng triệu hoặc hàng chục triệu

Bài 7.16: Mẹ cho An 150 000 đồng để mua đồ dùng học tập. An dự tính mua 15 quyển vở, 5 chiếc bút bi và 10 chiếc bút chì. Giá của một quyển vở, một chiếc bút bi, một chiếc bút chì lần lượt là 5 400 đồng, 2 800 đồng, 3 000 đồng. Em hãy ước lượng xem An có đủ tiền để mua đồ dùng học tập theo dự định không?

Đáp án:

Tổng số tiền mua đồ dùng học tập hết khoảng: 

5 000 . 15 + 3 000 . 5 + 3 000 . 10 = 120 000 ( đồng)

Nên An có đủ tiền để mua đồ dùng học tập theo dự định .


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo