Dễ hiểu giải Lịch sử 6 Kết nối bài 6: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy
Giải dễ hiểu bài 6: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 6 kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 6: SỰ CHUYỂN BIẾN VÀ PHÂN HÓA CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
MỞ ĐẦU
Trong đời sống thường ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều các vật dụng được làm từ đồng và sắt, bởi các nguyên liệu này đã trở nên rất quen thuộc và cần thiết đối với con người từ rất lâu đời. Em hãy kể tên một số vật dụng đó. Em có biết các nguyên liệu đồng và sắt được phát hiện như thế nào, từ bao giờ và chúng đã làm thay đổi đời sống xã hội ra sao?
1. SỰ PHÁT HIỆN RA KIM LOẠI VÀ BƯỚC TIẾN CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu 1: Nêu quá trình con người phát hiện ra kim loại
Giải nhanh:
- Vào thiên niên kỉ thứ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra kim loại.
- Vào khoảng 3500 năm TCN: Người Tây Á và Ai Cập đã biết dùng đồng đỏ
- Khoảng 200 năm TCN: Cư dân nhiều nơi đã biết dùng đồng thau
- Khoảng cuối thiên niên kỉ thứ II - đầu thiên niên kỉ thứ I TCN: chế tạo các công cụ bằng sắt
Câu 2: Hãy chỉ ra những thay đổi trong đời sống xã hội khi công cụ bằng kim loại xuất hiện.
Giải nhanh:
- Trong thị tộc, đàn ông trở thành chủ gia đình (gia đình phụ hệ)
- Phân hoà kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thuỷ dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.
Câu 3: Vì sao xã hội nguyên thuỷ ở các nước phương Đông phân hoá nhưng lại không triệt để?
Giải nhanh:
Do nhu cầu hợp tác, ảnh hưởng của tập quán, sự phát triển của nông nghiệp, ảnh hưởng của ngoại xâm, sự ra đời của nhà nước sơ khai.
2. SỰ TAN RÃ CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Ở VIỆT NAM
Câu 1: Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua những nền văn hoá khảo cổ nào?
Giải nhanh:
- Từ khoảng 4000 năm trước: tồn tại đồ đồng
- 2000 TCN: Văn hoá Phùng Nguyên (Bắc Bộ)
- 1500 TCN: Văn hoá Đồng Đậu(Bắc Bộ), văn hoá tiền Sa Huỳnh (Trung Bộ)
- 1000 TCN: Văn hoá Gò Mun (Bắc Bộ), văn hoá Đồng Nai (Nam Bộ
Câu 2: Quan sát hình 4, hãy kể tên một số công cụ, vũ khí được tìm thấy thuộc văn hoá Gò Mun.
Trả lời:
Rìu, liềm, giáo, mũi tên, lao, dao…
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu 1: Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào tới đời sống của con nguời?
Giải nhanh:
- Thúc đẩy năng suất lao động, con nguời có của cải dư thừa
- Tạo ra gia đình phụ hệ. Công xã thị tộc dần bị thu hẹp.
- Phân hoá kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thuỷ dần tan rã.
Câu 2: Lập bảng theo mẫu sau và điển những nội dung phù hợp.
Nền văn hóa | Niên đại | Công cụ tìm thấy |
Phùng nguyên | ? | ? |
Đồng Đậu | ? | ? |
Gò Mun | ? | ? |
Tiền Sa Huỳnh | ? | ? |
Đồng Nai | ? | ? |
Giải nhanh:
Nền văn hóa | Niên đại | Công cụ tìm thấy |
Phùng nguyên | 2000 TCN | những mẩu gỉ đồng, mẩu đồng thau nhỏ, mảnh vòng hay đoạn dây chì |
Đồng Đậu | 1500 TCN | Hiện vật bằng đồng khá phố biến gồm: đục, dùi, cần dao, mũi tên, lưỡi câu... |
Gò Mun | 1000 TCN | vũ khí (mũi lên, dao, giáo..), lưỡi câu, dùi, rìu (đặc biệt rìu lưỡi xéo), đục |
Tiền Sa Huỳnh | 1500 TCN | Hiện vật bằng đồng như đục, lao, mũi tên, lưỡi câu, |
Đồng Nai | 1000 TCN | Hiện vật bằng đồng như rìu, giáo, lao có ngạnh, mũi tên, lưỡi câu... |
Câu 3: Hãy tìm hiểu thêm và cho biết nguyên liệu đồng hiện nay còn được sử dụng vào những việc gì. Tại sao các loại công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được sử dụng trong đời sống?
Giải nhanh:
- Dây điện, Que hàn đồng, Đúc tượng, tranh đồng, trống đồng, đồ đồng phong thủy, linh vật…
- Khối lượng lớn, tốn nhiều sức, khó bảo quản, thời gian sử dụng ngắn
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận