Dễ hiểu giải Lịch sử 6 Kết nối bài 18: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Giải dễ hiểu bài 18: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 6 kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 19: VƯƠNG QUỐC CHAM-PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X
MỞ ĐẦU
Dưới đây là đài thờ Trà Kiệu, một kiệt tác điêu khắc Chăm-pa (thế kỉ IX). Hình ảnh này gợi cho em suy nghĩ gì về trình độ kĩ thuật cũng như đời sống văn hóa của cư dân Chăm - pa xưa?
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA
Câu 1: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở đâu và từ khi nào?
Giải nhanh:
Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm đã nổi dậy lật đồ ách cai trị ngoại bang, lập ra nước Lâm Áp (Vương quốc Chăm-pa).
Câu 2: Hãy giới thiệu khái quát các giao đoạn phát triển của Vương quốc từ thế kỉ I đến thế kỉ X
Giải nhanh:
- Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn
- Thế kỉ VIII, kinh đô của Chăm-pa dịch chuyển về phía nam với tên gọi Vi-ra-pu-ra
- Thế kỉ IX, người Chăm lại chuyển kinh đô về Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay), có tên là In-đra-pu-ra.
2. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI
Câu 1: Nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa.
Giải nhanh:
- Nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm 2 vụ, sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, biết làm ruộng bậc thang, sáng tạo xe guồng nước.
- Sản xuất các mặt hàng thủ công (đồ gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất)
- Khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng, khai thác lâm thổ sản
Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa và nêu nhận xét
Giải nhanh:
Nhận xét:
- Vua có quyền tuyệt đối với ruộng đất và thần dân, giúp việc nhà vua có bộ máy quan lại ở trung ương và địa phương. Bộ máy quan lại chắc đã được tổ chức tương đối hoàn chỉnh ngay từ thời Gangaragia
3. MỘT SỐ THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
Câu 1: Kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Chăm trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên
Giải nhanh:
a) Chữ viết: Sáng tạo ra chữ viết riêng cho dân tộc
b) Tín ngưỡng và tôn giáo: thờ thần Mặt Trời, thần Núi, thần Nước, thần Lúa,..) và du nhập một số tôn giáo lớn từ bên ngoài (Phật giáo và Ấn Độ giáo,...)
c) Lễ hội: mang ý nghĩa nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, xã hội yên bình và hưng thịnh... tiêu biểu nhất là lễ hội Ka-tê.
Câu 2: Dựa vào hình 6, em có nhận xét gi về những công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa?
Giải nhanh:
- Từ thế kỷ thứ I sau công nguyên, là sự phát triển nghệ thuật sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng tư tưởng đạo giáo Ấn Độ.
- Những tháp Chàm đậm vẻ uy nghiêm, thần bí đã hàm chứa rất nhiều giá trị nghệ thuật.
- Tháp chùa có một dáng vẻ kiến trúc độc đáo, xây dựng bằng gạch đất nung, phản ánh trình độ một dân tộc có nền văn hóa cao.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu 1: Lập bảng tóm tắt những nét chính về hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội và thành tựu văn hoá của Chăm-pa.
Giải nhanh:
Hoạt động kinh tế | Nông nghiệp trồng lúa nước, sản xuất các mặt hàng thủ công; khai thác rừng, lâm thổ sản; buôn bán; đi biển |
Tổ chức xã hội | Vua thường được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao, dưới vua là tế tướng và hai quan đại thần: một văn, một võ. Dưới đại thần là các quan đứng đầu ba cấp: châu – huyện – làng. Các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ. |
Thành tựu văn hoá | Chữ Chăm cổ, tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, thần Núi, thần Nước, thần Lúa,..), tôn giáo: Phật giáo và Ấn Độ giáo, kiến trúc: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương… |
Câu 2: Liên hệ với kiến thức đã học ở những bài trước, em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
Giải nhanh:
- Giống nhau:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò, chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Khác nhau :
+ Văn Lang - Âu Lạc: nghề đúc đồng, làm gốm
Chăm-pa: khai thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp
+ Văn Lang - Âu Lạc: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
Cham-pa: chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
Câu 3: Hãy sưu tầm tư liệu và viết một đoạn giới thiệu về một di tích văn hoá Chăm ở nước ta. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích?
Giải nhanh:
- Phật viện Đồng Dương là một trong những tu viện Phật giáo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Phật viện Đồng Dương được vua Indravarman II (Vương quốc Chămpa) xây dựng vào năm 875. Nổi bật nhất là bức tượng Phật bằng đồng cao hơn 1m. Mặc dù đã trở thành phế tích do ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh, Phật viện Đồng Dương vẫn còn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa lịch sử.
- Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương, không vứt rác bừa bãi, tuyên truyền với về tầm quan trọng và ý nghĩa của di sản văn hoá
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận