Dễ hiểu giải lịch sử 10 cánh diều bài 5: Một số nền văn minh phương Tây thời cổ - trung đại
Giải dễ hiểu bài 5: Một số nền văn minh phương Tây thời cổ - trung đại. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
BÀI 5: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
MỞ ĐẦU
Vậy các nền văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại, văn minh thời Phục hưng đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào?
Giải nhanh:
Thành tựu văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại:
Lịch pháp học: Người Hy Lạp và La Mã tạo ra dương lịch dựa trên chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Chữ viết: Sáng tạo hệ chữ cái La-tinh và chữ số La Mã.
Văn học: Phong phú với thể loại thần thoại, kịch, thơ; tác giả tiêu biểu như Hô-me và Xô-phốc.
Sử học: Nổi bật với Hê-rô-đốt và Tuy-x-dit.
Khoa học tự nhiên: Khái quát định lý, định đề từ kiến thức phương Đông, như định lý Pi-ta-go.
Y học: Hippocrates được coi là “Cha đẻ của y học phương Tây.”
Điêu khắc: Tác phẩm như Thần Vệ nữ Mi-lô và các phù điêu vẫn được ngưỡng mộ.
Kiến trúc: Công trình nổi tiếng như đền Páctênông và đền Dớt, ảnh hưởng đến kiến trúc hiện đại.
Thần thoại: Các vị thần Hy Lạp và La Mã có sự tương đồng.
Kịch: Hai loại bi kịch và hài kịch với nhiều nhà soạn kịch nổi tiếng.
Thành tựu văn minh thời Phục hưng:
Văn học: Thơ, kịch, tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ.
Kịch: W. Sếchpia viết 36 vở kịch nổi tiếng.
Hội họa, điêu khắc: Lêôna đơ Vanhxi với tác phẩm như Bữa tiệc cuối cùng.
Khoa học tự nhiên: N. Côpecnic phát hiện Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
Triết học: F. Baicơn khởi xướng triết học duy vật.
Ý nghĩa các thành tựu:
Chữ viết La-tinh làm nền tảng cho hệ chữ hiện nay.
Triết học phương Tây hình thành từ các thành tựu cổ đại.
Thiên Chúa giáo lan tỏa mạnh mẽ.
Quan sát thiên văn và tính lịch có ý nghĩa quan trọng.
Kiến thức khoa học Hy Lạp và La Mã là nền tảng khoa học hiện đại.
Nghệ thuật và kiến trúc đạt trình độ cao, thể hiện tinh thần dân tộc.
KIẾN THỨC MỚI
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1 đến 5:
Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại. Những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào?
Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại
Giải nhanh:
Hình 1: Chữ La-tinh trên Khải hoàn môn Công-xtăng-tin ở La Mã cổ đại
Hình 2: Tượng Ác-si-mét
Hình 3: Đền Pác-tê-nông
Hình 4: Tượng lực sĩ ném đĩa
Hình 5: Biểu tượng của Đại hội thể thao Ô-lim-píc
Giới thiệu về tượng lực sĩ ném đĩa:
Tượng lực sĩ ném đĩa là bức tượng kinh điển của Hy Lạp cổ đại, khắc họa vận động viên trong tư thế ném đĩa với dáng vẻ hoàn hảo. Tỉ lệ cơ bắp cân đối và biểu hiện tập trung tạo ấn tượng như mũi tên căng trên dây cung trước khi thả ra.
Câu 2: Dựa vào thông tin, tư liệu và các hình trong mục 2, nêu thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng
Giải nhanh:
Văn học Phục hưng: Ba thể loại thơ, kịch, tiểu thuyết đều có thành tựu quan trọng. W. Sếchpia (William Shakespeare) là nhà viết kịch vĩ đại với 36 vở nổi tiếng như Rômêô và Giuyliet, Hamlet, Vua Lia.
Hội họa, điêu khắc: Lêôna đơ Vanhxi (Leonardo da Vinci) để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bữa tiệc cuối cùng và Nàng Giôcôngđơ. Nghệ thuật còn có sự đóng góp của Raphaen, Giôtô, Bôtixeli.
Khoa học tự nhiên: N. Côpecnic (1473-1543) phát hiện Trái đất quay quanh Mặt trời, trái ngược với thuyết trung tâm Trái đất.
Triết học: F. Baicơn mở đầu triết học duy vật, phê phán triết học duy tâm.
Ý nghĩa thành tựu:
Chữ viết La-tinh là nền tảng chữ viết hiện nay.
Triết học phương Tây hình thành từ các thành tựu cổ đại.
Thiên Chúa giáo lan tỏa mạnh mẽ.
Quan sát thiên văn và tính lịch có ý nghĩa quan trọng.
Kiến thức khoa học Hy Lạp và La Mã là nền tảng khoa học hiện đại.
Nghệ thuật và kiến trúc đạt trình độ cao, thể hiện tinh thần dân tộc.
VẬN DỤNG
Câu 1: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu một thành tựu của văn minh Hy Lạp – La Mã (hoặc văn minh thời Phục hưng)
Giải nhanh:
Vào thời kỳ La Mã Cổ đại, Roma đã có một thời kỳ thịnh vượng kéo dài mấy thế kỷ từ năm 27 trước Công nguyên đến năm 476 sau Công nguyên. Các thành tựu về kiến trúc và xây dựng đều tập trung vào thời kỳ này. Người La Mã có đầu óc thực dụng, chú trọng công năng, ưa thích sự bề thế, đồ sộ. Kiến trúc của họ có hình thức lớn đáp ứng những chức năng sử dụng muôn vẻ, còn đường phố và cầu cống thì phẳng phiu, bền chắc. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thường được nhắc đếu đầu tiên trong nền kiến trúc La Mã Cổ đại, có thể xem như là đại diện đầu tiên của nền văn minh La Mã Cổ đại là đấu trường Colisée.
Đấu trường Colisée ở Roma khởi công vào năm 72 sau Công Nguyên (vào các đời vua Vespasien và Tittus), là một công trình vật chất nhưng phản ảnh rất đầy đủ đời sống tinh thần của người La Mã Cổ đại. Vào thời kỳ ấy, người La Mã rất thích xem đấu mãnh thú, đấu vật giữa người với người, người với mãnh thú, và đua xe ngựa cùng các trò vui biểu diễn khác.
Những trò vui Circence - trong đó có nhiều trò phải đổi bằng nhiều máu người - lại được coi là một nhu cầu cần thiết không kém bánh mì (Panem). Vì vậy, nhà Vua cho xây dựng nhiều hý trường (Xiêccut), và đấu trường Colisée là một công trình cổ lớn thuộc loại hình này. Về kích thước tuyệt đối và sức chứa, nó chỉ thua kém nhà thờ Maximux (dài 600m, rộng 200m chứa được 26.000 người) nhưng về độ phức tạp của công năng, kết cấu thẩm mỹ thì nó có phần hơn.
Được đặt giữa hai Quảng trường Cáesar và Rômurô, mặt bằng của công trình có dạng hình elíp với chu vi 527m, được chia làm bốn phần đối xứng bởi hai trục dài và ngắn, trục dài có kích thước 188m, trục ngắn có kích thước 156m.
Khán đài hình elíp của đấu trường Colisée được nâng cao dần lên, tổ chức theo kiểu nền dốc bậc Amphitheatre và chứa được 50.000 người trong đó có 45.000 chỗ ngồi và 500 chỗ đứng. Hàng khán giả đầu tiên cao hơn bãi đấu 5m để bảo đảm an toàn cho người xem, còn hàng khán giả cuối cùng có độ cao tương đương với 5 tầng nhà. Số dãy ghế chạy vòng tròn từ dưới lên trên có tới 60 hàng, chia làm 5
Khu vực theo chiều cao, riêng rẽ thoát người vào những lối ra và cầu thang của mình. Toàn bộ công trình có 80 lối thoát như vậy, trong khi đó, nhà Vua có lối ra vào riêng gắn với đường ngầm dưới đất, đảm bảo đường đi lại ngắn giữa chỗ ngồi danh dự trên khán đài với cung điện Hoàng gia. Dưới khán đài có những hệ thống không gian dành cho việc nghỉ ngơi, chạy vòng tương ứng với ba tầng nhà.
Đấu trường Colisée có hệ thống kết cấu hoàn thiện, hệ tường cột chạy vòng quanh mặt đứng công trình tạo nên 80 cái vòm cuốn đá cùng với hệ thống tường ngang hình rẻ quạt - 80 bức cả thảy - đỡ toàn bộ khán đài và các sàn tầng của công trình. Không chỉ là hệ thống kết cấu hợp lý mà còn cách tuyển chọn vật liệu đã chứng tỏ người La Mã Cổ đại nắm vững một số kỹ thuật xây dựng quan trọng. Hình thức kết cấu ở mặt ngoài đấu trường đã sử dụng hai yếu tố cuốn và cột thức rất thành công.
Tuy ngày nay đấu trường Colisée không còn được nguyên vẹn, một phần đã bị mất đi, nhưng vị trí và ý nghĩa của nó đối với Roma thì không suy chuyển.
Câu 2: Tại sao nói văn minh thời phục hưng đã sản sinh ra “những người khổng lồ”?
Giải nhanh:
Phong trào Văn hóa Phục hưng đã sản sinh ra “những người khổng lồ” vì: Quan điểm con người thời kỳ Phục hưng chính là hướng tới sự toàn diện, có thể nói những con người ở thời kỳ này cố gắng phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Những cuộc cách mạng toàn diện tạo ra những con người toàn năng, không ít người thời kỳ này rất đa tài. Tư tưởng tiến bộ khiến cho phong trào đạt được nhiều thành tựu to lớn bởi những vĩ nhân toàn tài. Phục Hưng là một phong trào văn hóa đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống trí thức châu Âu trong thời sơ kỳ hiện đại.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận