Dễ hiểu giải lịch sử 10 cánh diều bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

Giải dễ hiểu bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC

MỞ ĐẦU

Vậy lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì và liên quan đến những yếu tố cơ bản nào?

Giải nhanh:

Khái niệm lịch sử có ba nghĩa chính:

  • Lịch sử là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

  • Lịch sử là các câu chuyện hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

  • Lịch sử là một khoa học (Sử học) nghiên cứu các sự kiện và hiện tượng trong quá khứ, đồng thời phát hiện quy luật phát sinh, phát triển của chúng.

Khái niệm lịch sử liên quan đến hai yếu tố: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

  • Hiện thực lịch sử: Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn con người.

  • Nhận thức lịch sử: Toàn bộ tri thức, hiểu biết và hình dung của con người về quá khứ.

KIẾN THỨC MỚI

Câu 1: Trình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

Giải nhanh: 

Khái niệm Lịch sử có ba nghĩa chính:

  • Lịch sử là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

  • Lịch sử là các câu chuyện hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

  • Lịch sử là khoa học (Sử học) nghiên cứu các sự kiện và hiện tượng trong quá khứ, phát hiện quy luật phát sinh, phát triển.

Phân biệt giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:

  • Hiện thực lịch sử: Toàn bộ những gì đã xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn con người.

  • Nhận thức lịch sử: Tri thức, hiểu biết và hình dung của con người về quá khứ.

Câu 2: Hình 2 là hiện thực lịch sử hay lịch sử được con người nhận thức? Hãy giải thích?

Giải nhanh:

Hình 2: hiện thực lịch sử. Vì là sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam => sự kiện duy nhất và không thể thay đổi.

Câu 3: Giải thích khái niệm Sử học

Giải nhanh:

Sử học là một khoa học nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

Câu 4: Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học. Cho ví dụ:

Giải nhanh:

Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng, bao gồm tất cả hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia) trong quá khứ, trên mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, và ngoại giao.

Ví dụ:

  • Sự phát triển công cụ lao động thời nguyên thủy.

  • Hoạt động của vua chúa, quan lại thời phong kiến.

  • Các cuộc chiến tranh thế giới.

Câu 5: Khai thác thông tin, tư liệu Hình 5, Hình 6:

Nêu chức năng, nhiệm vụ của Sử học

Cho biết câu chuyện “Thôi trữ giết vua” giáo dục, nêu gương điều gì?

Giải nhanh:

Chức năng và nhiệm vụ của Sử học:

- Chức năng: Khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác và khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống hiện tại qua bài học kinh nghiệm từ quá khứ (chức năng xã hội).

- Nhiệm vụ: Cung cấp tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương.

Ví dụ: Nghiên cứu sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc năm 179 TCN:

  • Nhiệm vụ: Cung cấp tri thức về nguyên nhân thất bại và thời gian sụp đổ; hướng con người đến tinh thần cảnh giác trong bảo vệ Tổ quốc.

  • Chức năng: Rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù.

- Câu chuyện “Thôi trữ giết vua” giáo dục:

  • Ca ngợi tấm gương trung thực của cha con Thái sử bá và Nam sử thị.

  • Khuyên các nhà sử học ghi chép trung thực, tôn trọng hiện thực lịch sử, không xuyên tạc hay làm sai lệch.

Câu 6: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988): “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan.”

Giải nhanh: 

Ý nghĩa từ lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

+ Hiện thực lịch sử có trước nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. (Điều này thể hiện qua chi tiết: “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần”).

+ Trong quá trình nghiên cứu, ghi chép, nhận thức lịch sử, chúng ta cần phải đề cao nguyên tắc trung thực (tôn trọng những gì đã diễn ra trong quá khứ, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử) và nguyên tắc khách quan (cần nhận thức lịch sử dưới góc nhìn đa chiều, không nên nhận thức phiến diện, một chiều).

VẬN DỤNG

Câu 1: Vì sao trong nhiều trường hợp cùng một hiện thực lịch sử lại có nhiều nhận thức khác nhau?

Giải nhanh:

Cùng một hiện thực lịch sử có thể có nhiều nhận thức khác nhau do ảnh hưởng của góc nhìn cá nhân, văn hóa, xã hội, nguồn thông tin, thời gian, và mục đích, lợi ích của từng cá nhân hoặc nhóm.

Câu 2: Sưu tầm hình ảnh, tư liệu liên quan đến sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội vào ngày 2/9/1945. Cho biết hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức phản ánh qua những tư liệu, hình ảnh đó.

Giải nhanh:

Đây là Hình ảnh Bản Tuyên ngôn độc lập được phục dựng lại theo đúng nguyên bản gốc mà Bác Hồ đọc vào ngày 2/9/1945. Và đó là hiện thực lịch sử vì Bản Tuyên ngôn là duy nhất và không thể thay đổi.

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌCBÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác