Dễ hiểu giải lịch sử 10 cánh diều bài 15: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Giải dễ hiểu bài 15: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

BÀI 15: KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

KIẾN THỨC MỚI

Câu 1: Khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Giải nhanh:

- Thời kỳ cổ - trung đại:

  • Các vương triều coi trọng đoàn kết nhân dân và hòa thuận nội bộ triều đình để chống ngoại xâm.
  • Đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia và có chính sách nhất quán về đoàn kết dân tộc.

- Thời kỳ cận - hiện đại:

  • Qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và trong thời kỳ đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc được xây dựng thành công, đưa cách mạng Việt Nam đến nhiều thắng lợi.
  • Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, khối đại đoàn kết được phát huy qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kỳ cách mạng.

Câu 2: vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Giải nhanh:

- Cổ đại: Người Việt cổ tạo nên sự cố kết cộng đồng, là cơ sở cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

- Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm: Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi bảo vệ nền độc lập.

- Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945: Minh chứng cho sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc Việt Nam.

- Kháng chiến chống Pháp và Mỹ: Thắng lợi là thành quả của tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm thống nhất đất nước của nhân dân hai miền Nam Bắc.

- Thời kỳ hòa bình: Đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng và phát triển đất nước.

Câu 3: Nêu quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

Giải nhanh:

  • Quan điểm nhất quán: "Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển."
  • Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình phát triển đất nước.

Câu 4: Đọc thông tin và quan sát Hình 4, Hình 5, nêu những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

Giải nhanh:

  •  Chính sách phát triển kinh tế: Phát huy tiềm năng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào cùng cả nước tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH).
  • Chính sách xã hội: Tập trung vào giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, nhằm nâng cao thực lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Chính sách quốc phòng, an ninh: Củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ giữa các tộc người.
  • Ý nghĩa: Hướng tới mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ nhân dân các dân tộc, vì mục tiêu "dân giàu, dân chủ, công bằng, văn minh."

VẬN DỤNG

Tìm hiểu những chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Giải nhanh:

  • Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
  • Là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới. Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đại đoàn kết là yếu tố không tách rời với khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác