Dễ hiểu giải Công dân 7 cánh diều bài 7 Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Giải dễ hiểu bài 7 Ứng phó với tâm lí căng thẳng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công dân 7 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7. ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÝ CĂNG THẲNG
1. Tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng
Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh (trang 33, 34 mục 1 sgk) và trả lời câu hỏi:
a) Theo em, tình huống nào trong các hình ảnh trên là tình huống gây căng thẳng? Hãy chỉ ra những biểu hiện của căng thẳng trong từng tình huống.
b) Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể và phân loại, sắp xếp những biểu hiện đó theo các nhóm trong bảng dưới đây.
Giải nhanh:
a)
Tình huống 1: Ôn tập để chuẩn bị cho bài thi: lo lắng, mất tập trung, bực bội.
Tình huống 2: Lo sợ bố mẹ mắng khi bài kiểm tra đạt điểm thấp: lo lắng, hoảng sợ.
Tình huống 4: Không ai chơi cùng: buồn bã, lo lắng.
b) Do ham chơi nên A đã không ôn bài tuy rằng ngày hôm sau có tiết kiểm tra: l lắng, bất an
2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng
Câu 1: Em hãy đọc tình huống (trang 35 mục 2 sgk) và trả lời câu hỏi:
a) Theo em, nguyên nhân nào gây ra căng thẳng của bạn T?
b) Em hãy cho biết, sự căng thẳng của T đã ảnh hưởng như thế nào tới bản thân và những người xung quanh?
Giải nhanh:
a) Biến cố xảy ra khiến T không thể tham gia thi đấu
b) Cảm xúc không ổn định, hay cáu kỉnh và bực bội
3. Cách ứng phó với căng thẳng
Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh (trang 36 mục 3 sgk) và trả lời câu hỏi:
a) Theo em, các bạn học sinh trong các hình ảnh trên đã làm gì để ứng phó với căng thẳng?
b) Em hãy nêu thêm một số cách ứng phó với căng thẳng.
Giải nhanh:
a) Chia sẻ với bạn bè; chơi thể thao, viết nhật ký, thẳng thắn đối mặt
b) Suy nghĩ tích cực, tìm sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây (trang 37 sgk) và trả lời câu hỏi
a) Theo em, nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn trong các hình ảnh trên là gì?
b) Em hãy nhận xét về cách ứng phó với căng thắng của các bạn trong các hình ảnh trên.
c) Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong những tình huống trên?
Giải nhanh:
a) Mâu thuẫn gia đình, áp lực trong việc học tập, không có thời gian nghỉ ngơi.
b) Giữ bình tĩnh trước những sự cố xảy ra, chơi đàn, lập thời gian biểu rõ ràng.
c) Điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân, tránh dẫn đến tiêu cực.
Câu 2: Gần đây, C nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt dày đặc mụn khiến C thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Những bất đồng ý kiến giữa C và bố mẹ xuất hiện nhiều hơn, mỗi khi bố mẹ góp ý, bảo ban thì C cho rằng bố mẹ không hiểu mình, không yêu thương mình nữa. Lúc nào C cũng thấy mệt mỏi, bồn chồn, bất an và cảm thấy bản thân thật vô dụng.
Nếu là bạn của C, em sẽ làm gì để giúp C vượt qua trạng thái căng thẳng này?
Giải nhanh:
Giải thích cho bạn hiểu đây là do đến tuổi dậy thì
Câu 3: Em đã gặp những biểu hiện căng thẳng nào dưới đây? Em đã làm gì để vượt qua những căng thẳng đó? Hãy chia sẻ điều này với các bạn.
Giải nhanh:
- Em đã gặp tất cả những biểu hiện căng thẳng trên.
- Viết nhật ký; chia sẻ với bạn bè, bố mẹ.
Câu 4: Em hãy quan sát hình ảnh thư giãn (trang 39 sgk) và chia sẻ cảm nhận qua bài tập yoga cười:
Giải nhanh:
Giúp giảm thiểu trạng trạng thái căng thẳng, tinh thần thoải mái, nhẹ nhõm hơn.
VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy cùng bạn thiết kế một cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện các trò chơi lành mạnh có tác dụng giảm áp lực, căng thẳng trong học tập.
Giải nhanh:
- Game: Bão qua làng
+ Đạo cụ: Mỗi đội 10-15 chiếc cốc giấy/nhựa xếp hàng ngang tại mép bàn và những quả bóng bay.
+ Luật chơi: Mỗi đội cử thành viên của đội mình để thi đấu, người chơi dùng hết sức mình để thổi căng quả bóng, sau đó dùng quả bóng để nhả hơi thổi hàng cốc cho rơi xuống đất. Đội nào thổi được hết những chiếc cốc xuống trước sẽ thắng cuộc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận