Dễ hiểu giải Công dân 7 cánh diều bài 9 Ứng phó với bạo lực học đường
Giải dễ hiểu bài 9 Ứng phó với bạo lực học đường. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công dân 7 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9. ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1. Quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường
Câu hỏi: Em hãy đọc các hộp thông tin để trả lời câu hỏi trong các trường hợp sau (trang 44, 45, 46 mục 1 sgk)
a) Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường trong trường hợp trên.
b) Những biện pháp phòng ngừa, can thiệp nào được thể hiện trong hai trường hợp trên?
c) Hãy nêu quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin trên.
Giải nhanh:
a)
Trường hợp 1: Đe dọa và lấy đồ của S
Trường hợp 2: Dọa đánh bạn
b) Cô giáo và bố mẹ kịp thời can thiệp
c) Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường
2. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực học đường
Câu 1: Em hãy quan sát các chỉ dẫn dưới đây, thảo luận với các bạn và xác định những việc cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường (trang 46, 47 mục 2 sgk)
Giải nhanh:
Có lối sống lành mạnh, thân thiện, hoà đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.
Câu 2: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và thảo luận (trang 47, 48 mục 2 sgk)
a) Các bạn học sinh trong những hình ảnh trên đang gặp những tình huống nguy hiểm nào?
b) Theo em, các bạn ấy đã làm gì để ứng phó với tình huống đó?
c) Ngoài những cách ứng phó đó, em còn biết những cách nào khác?
Giải nhanh:
a)
- Hình ảnh 1: Bị chặn đường lại với thái độ vô cùng khó chịu và cáu gắt.
- Hình ảnh 2: Người lạ mặt bám theo.
- Hình ảnh 3: Bị bạn cùng lớp đánh.
b) Nhờ đến sự trợ giúp của người khác
c) Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ, gọi 111.
Câu 3: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi (trang 48 mục 2 sgk)
a) Em hãy cho biết bạn T đã làm gì để ứng phó với hành vi trêu chọc quá mức của các bạn?
b) Ngoài cách xử lý của T, em còn cách xử lý nào khác trong trường hợp trên?
c) Nếu là bạn của T, khi được nhờ giúp đỡ em sẽ giúp bạn như thế nào?
Giải nhanh:
a) T đã giữ bình tĩnh và dùng thái độ nhẹ nhàng
b) Bỏ ngoài tai những lời trêu trọc của các bạn
c) Bênh vực T, yêu cầu những bạn kia dừng hành vi trêu chọc lại.
Câu 4: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi (trang 48 mục 2 sgk)
a) Trong tình huống trên, D và anh trai đã ứng phó như thế nào với bạo lực trực tuyến?
b) Ngoài những cách trên, em còn biết những cách nào để ứng phó với bạo lực trực tuyến?
Giải nhanh:
a) Chặn tin nhắn từ người lạ.
b) Thông báo sự việc cho gia đình, cơ quan chức năng.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy cho biết những cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
A. Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường.
B. Rủ bạn bè đi đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn.
C. Viết bài/quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội.
D. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn.
E. Báo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lý học sinh có hành vi bạo lực với mình.
G. Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lý học đường hoặc số 111.
H. Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng.
Giải nhanh:
A. Lưu lại những hình ảnh để báo cáo với nhà trường.
E. Báo với gia đình
G. Gọi 111.
H. Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng.
Câu 2: Hãy thảo luận và đưa ra cách ứng phó với bạo lực học đường trong các tình huống sau:
Gần đây, H thường xuyên bị một nhóm bạn trong trường chặn đường, trêu chọc. Tuần này, nhóm bạn đó yêu cầu H phải mua đồ ăn cho họ thì sẽ không trêu chọc H nữa.
Vì là một cầu thủ bóng đá giỏi, thường xuyên ghi bàn nên Lâm bị một số bạn ở đội bóng lớp 7B không thích và thường xuyên tìm cách gây sự.
Giải nhanh:
Trường hợp 1: H không nên đi một mình mà cần rủ thêm bạn, báo bố mẹ
Trường hợp 2: Bình tĩnh, nghiêm túc yêu cầu các bạn dừng ngay hành vi đó lại.
Câu 3: Em hãy đưa ra ý kiến về những hành vi bạo lực học đường trong các tình huống (trang 50 sgk)
Giải nhanh:
Tình huống 1: Q cần phải dũng cảm đứng về phía T
Tình huống 2: Ghi lại bằng chứng ở trên mạng xã hội và nộp lên cho thầy cô
Tình huống 3: Thuyết phục T can đảm báo cáo thầy cô và bố mẹ
Tình huống 4: Yêu cầu các bạn dừng ngay hành động
Câu 4: Em hãy thảo luận với các bạn và cho biết, vì sao khi ứng phó với bạo lực học đường cần tuân thủ các quy định của pháp luật
Giải nhanh:
Pháp luật là khuôn khổ chung mà tất cả mọi người phải tuân thủ
VẬN DỤNG
Câu 1: Cùng các bạn trong lớp xây dựng một hòm thư mang tên “Điều em muốn nói”
Giải nhanh:
HS thực hiện cùng các bạn tại lớp
Câu 2: Em hãy viết một bài tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường liên hệ với bản thân em.
Giải nhanh:
Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy. Tất cả đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận