1. Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết cách xử trí nào nào là phù hợp để ứng phó với bạo lực học đường.
2. Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào dưới đây về bạo lực học đường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Đánh nhau ở trong trường và nơi công cộng.
B. Đùa nghịch nơi công cộng.
C. Gây rối trật tự, an ninh nơi công cộng.
D. Xúc phạm học sinh khác.
E. Nói to nới công cộng.
3. Hành vi, việc làm nào dưới đây là đúng hay sai quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường?
(Đánh dấu X vào ô trống tương ứng)
Hành vi, việc làm | đúng | sai |
1. Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh về hậu quả của bạo lực học đường. | | |
2. Khuyên nhủ học sinh không chơi với những bạn có biểu hiện đạo đức không tốt. | | |
3. Tố giác hành vi bạo lực học đường với công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. | | |
4. Phổ biến cho học sinh về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường. | | |
5. Tư vấn cho người có nguy cơ bị bạo lực học đường nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra bạo lực. | | |
6. Thông báo kịp thời cho gia đình học sinh. | | |
7. Chủ động tấn công khi mình bị hành vi bạo lực. | | |
4. Theo em, hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Thân thiện với bạn bè trong trường, lớp.
B. Khéo léo giải quyết các xích mích, mâu thuẫn với bạn bè.
C. Chủ động thách thức người có hành vi bạo lực.
D. Lập nhóm bạn bè để đối phó với hành vi bạo lực.
E. Không xem phim ảnh bạo lực.
G. Không tham gia trò chơi bạo lực.
H. Bình tĩnh, kiềm chế khi bị người khác khiêu khích.
I. Để mặc cho sự việc xảy ra.
5. Hành vi, việc làm nào dưới đây là cần thiết để ứng phó với bạo lực học đường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tìm cơ hội thoát ra khỏi tình trạng bạo lực.
B. Nhanh chóng tấn công lại hành vi bạo lực.
C. Nhanh chóng kêu to để mọi người nghe thấy, giúp đỡ.
D. Nói những câu thách thức người có hành vi bạo lực.
E. Trình báo với Công an, Uỷ ban nhân dân nơi cư trú.
G. Báo với bố mẹ và thầy cô giáo.
H. Kéo bạn đi trả thù người gây ra hành vi bạo lực với mình.
6. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG BẰNG TÌNH BẠN ĐẸP
Vấn đề bạo lực học đường đã và đang trở thành nỗi lo lắng, quan tâm của nhiều gia đình, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội. Trước thực trạng trên, nhiều trường trung học cơ sở đã tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” với sự tham gia của đông đảo học sinh, giáo viên trong trường.
Không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, một bạn học sinh cho biết, bạn thấy mình rất may mắn khi có những người bạn tốt luôn ở bên, cùng đồng hành trong học tập. Để có những tình bạn đẹp, không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, bản thân mỗi học sinh nên tự tin, sống hoà đồng với bạn bè, không nên tự co cụm, cô lập mình với mọi người xung quanh. Nếu mình vô tình có những khúc mắc với bạn bè thì cần nhanh chóng cùng giải quyết êm đẹp, trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, tránh để mâu thuẫn kéo dài. Trường hợp bị người khác bắt nạt thì nên mạnh dạn lên tiếng nhờ bạn bè, thầy cô, bố mẹ giúp đỡ.
Qua trao đổi, các bạn học sinh có cơ hội nói lên tiếng nói của bản thân để thầy cô giáo hiểu được tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề mà mình đang quan tâm. Từ đó có trách nhiệm xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện và lành mạnh hơn cho học sinh, thực hiện hiệu quả các mục tiêu vì trẻ em.
Một cán bộ Đoàn Thanh niên chia sẻ, qua chương trình, rất mong muốn được lắng nghe những tâm tư, sự nhìn nhận của các em học sinh về bạo lực trong học đường. Từ đó, các em nhìn nhận, biết trau dồi kĩ năng sống, hiểu rõ hơn về những giá trị đạo đức tốt đẹp trong việc xây dựng tình bạn đẹp của tuổi học trò. Đồng thời, chính các em có thể là những người tuyên truyền, phòng chống tình trạng bạo lực học đường, góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện.
(Theo Linh Thư, m.baodaknong.org.vn, ngày 27/9/2019)
a) Việc các trường học tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” có phải là thực hiện quy định của pháp luật về biện pháp phòng chống bạo lực học đường không? Vì sao?
b) Em học được điều gì từ diễn đàn về cách phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường?
Bình luận