Đáp án Sinh học 12 kết nối Bài 34: Phát triển bền vững

Đáp án Bài 34: Phát triển bền vững. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Sinh học 12 Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 34. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Mở đầu: Hình dưới đây minh hoạ các mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc phát động cho giai đoạn 2015 – 2030. Em hiểu gì về các mục tiêu phát triển bền vững đó?

BÀI 34. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đáp án chuẩn:

1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi.

2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.

3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.

4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.

6. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.

7. Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người.

8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.

9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.

10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.

11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững.

12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.

13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.

14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững.

15. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.

16. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.

17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.

I. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ MỐI TƯƠNG TÁC GIỮA KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Trình bày ngắn gọn 17 mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu mà Liên hợp quốc đã phát động cho giai đoạn 2015 – 2030.

Đáp án chuẩn:

  1. Xóa nghèo.

  2. Không còn nạn đói.

  3. Sức khỏe và có cuộc sống tốt.

  4. Giáo dục có chất lượng.

  5. Bình đẳng giới.

  6. Nước sạch và vệ sinh.

  7. Năng lượng sạch với giá thành hợp lý.

  8. Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế.

  9. Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng.

  10. Giảm bất bình đẳng.

  11. Các thành phố và cộng đồng bền vững.

  12. Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm.

  13. Hành động về khí hậu.

  14. Tài nguyên và môi trường biển.

  15. Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ.

  16. Quan hệ đối tác vì các mục tiêu.

Câu 2: Phân tích mối tương tác giữa kinh tế – xã hội – môi trường trong quá trình phát triển.

Đáp án chuẩn:

Giữa ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường luôn có sự tương tác qua lại, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

- Kinh tế phát triển tạo việc làm, thu nhập, nguồn lực cho xã hội và kinh phí để bảo vệ môi trường.

- Xã hội phát triển tạo lao động chất lượng, xã hội ổn định, hỗ trợ kinh tế phát triển.

- Kinh tế và xã hội phát triển bền vững tạo điều kiện cho giáo dục ý thức và chính sách bảo vệ môi trường.

- Môi trường bền vững cung cấp nguồn lực thiên nhiên để phát triển kinh tế và xã hội.

II. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

Câu 1: Phát triển nông nghiệp bền vững có vai trò gì đối với kinh tế, xã hội và môi trường?

Đáp án chuẩn:

* Đối với kinh tế:

- Đảm bảo an ninh lương thực và tạo việc làm.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

- Tăng thu nhập quốc gia một cách bền vững.

* Đối với xã hội:

- Tôn vinh vai trò của nông dân và đảm bảo sự công bằng trong phát triển.

- Cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

- Tạo điều kiện cho gia đình phát triển và giảm bớt khoảng cách giàu nghèo.

* Đối với môi trường:

- Bảo vệ môi trường sống và khai thác tài nguyên một cách hợp lý.

- Bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh vật và hệ sinh thái.

- Đảm bảo sức khỏe của con người và nâng cao chất lượng môi trường sống.

Câu 2: Trình bày các nhóm biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và vai trò của chúng đối với phát triển bền vững.

Đáp án chuẩn:

- Giáo dục và khuyến khích: Tập trung vào nâng cao ý thức và khuyến khích bảo vệ môi trường.

- Ngăn ngừa: Sử dụng Luật và quy định để ngăn chặn tác động xấu lên môi trường.

- Khắc phục và nâng cao khả năng chịu đựng: Bao gồm giảm nhẹ tác hại và tăng cường khả năng chịu đựng của môi trường.

Câu 3: Phân loại các nhóm tài nguyên và trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí từng loại tài nguyên đó.

Đáp án chuẩn:

- Tài nguyên có khả năng tái tạo như sinh vật, nguồn nước, đất đai: Cần đánh giá trữ lượng và khả năng tái tạo để áp dụng các biện pháp khai thác và bảo tồn phù hợp.

- Tài nguyên không tái tạo như khoáng sản: Yêu cầu nghiên cứu và lập kế hoạch khai thác có chiến lược, tiết kiệm và bền vững.

- Tài nguyên khí hậu, được coi là có sức tái tạo gần như vô tận: Cần nghiên cứu và áp dụng biện pháp khai thác tối đa, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Câu 4: Trình bày một số biện pháp giáo dục môi trường áp dụng phù hợp với học sinh.

Đáp án chuẩn:

- Trang bị kiến thức về môi trường và phát triển bền vững.

- Thể hiện chính kiến và thái độ đúng đắn với môi trường.

- Tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Trở thành các chuyên gia trong các lĩnh vực phát triển trong tương lai và luôn quan tâm đến phát triển bền vững trong lĩnh vực mà mình làm việc.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về nông nghiệp bền vững ở nước ta.

Đáp án chuẩn:

- Áp dụng khoa học - kỹ thuật, tái cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa dịch bệnh, giúp giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, đảm bảo an ninh lương thực. Chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác, tăng cường chuyển đổi cơ cấu giống, thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa để tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất.

- Tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp tăng, tăng cường chế biến, gia tăng giá trị sản phẩm, tạo việc làm, thu nhập cao hơn cho nông dân.

- Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp vẫn ít, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp.

- Hàng nông sản bị bán giá thấp, bị áp đặt khi xuất khẩu.

- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng, công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp.

Câu 2: Tìm hiểu về các chương trình hành động bảo vệ môi trường hoặc phát triển bền vững của học sinh và thanh niên đang có ở nước ta. Hãy giới thiệu về các chương trình đó cho các bạn trong nhóm/lớp cùng được biết.

Đáp án chuẩn:

Các chương trình hành động bảo vệ môi trường hoặc phát triển bền vững của học sinh và thanh niên bao gồm:

- Một số phong trào như: “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngày Môi trường thế giới”, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”,...

- Chương trình “Vì một Việt Nam xanh” do Trung ương Đoàn phát động.

- Chiến dịch “Hãy làm sạch biển”.

- Mô hình “Chống rác thải nhựa ở chung cư”.

- Chiến dịch “Hành trình thứ hai của chai nhựa”.

- Ngày hội “Thanh niên hành động chống rác thải nhựa”.

Câu 3: Phân tích vai trò của chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình trong phát triển bền vững ở nước ta.

Đáp án chuẩn:

Vai trò của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trong phát triển bền vững ở nước ta: giúp ổn định dân số, hạn chế áp lực lên môi trường và các cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự cộng đồng, duy trì sự cân bằng và phát triển kinh tế.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác