Đáp án Ngữ văn 6 Kết nối bài 5: Cô Tô
Đáp án bài 5: Cô Tô. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 29: CÔ TÔ
Trước khi đọc
Câu 1: Kể tên những nơi em đã từng đến tham quan. Chia sẻ một điều em quan sát được từ những chuyến đi đó.
Những nơi em được tham quan: Lăng Hồ Chủ tịch, Văn Miếu - Quốc Tử giám, nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng,...
Một trong những nơi ấn tượng nhất với em đó là Bảo tàng chứng tích chiến tranh. Hình ảnh khủng khiếp về hành động tra tấn, tàn sát, ném bom rải thảm, thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá cây, nỗi khiếp sợ, chất dioxin được phun từ phi cơ, các binh lính Việt cộng bị đẩy ra khỏi trực thăng hoặc bị kéo lê trên đường cho tới chết.
Câu 2: Tìm quần đảo Cô Tô trên bản đồ Việt Nam và nói về vị trí của quần đảo này.
Đáp án chuẩn:
Cô Tô là một quần đảo trong vịnh Bắc Bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, có diện tích 47,3 km², dân số hơn 4.985 người.
Sau khi đọc
Câu 1: Qua bài kí Cô Tô, nhà văn đã đưa người đọc đến những nơi nào và gặp gỡ những ai?
Đáp án chuẩn:
Nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa người đọc đến những nơi: Gác đảo ủy, đảo Cô Tô, đảo Thanh Luân, xã Bắc Loan Đầu và gặp những người lính bộ binh, hải quân;…
Câu 2: Tìm những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão. Những từ ngữ nào cho thấy rõ nhất việc tác giả có chủ ý miêu tả trận bão như một trận chiến.
Đáp án chuẩn:
Cát bắn vào mắt như một viên đạn mũi kim, gió bắn rát từng chập, chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn, gió liên thanh quạt lia lịa, sóng thúc lẫn nhau vào bơ.
Câu 3: Biển sau bão hiện lên như thế nào (qua hình ảnh bầu trời, cây, nước, biển,...)
Đáp án chuẩn:
Phong cảnh Cô Tô sau khi cơn bão đi qua hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Trên cái nền là bầu trời xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo.
Câu 4: Theo em, để nhận ra vẻ đẹp của Cô Tô, nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm nào và từ vị trí nào?
Đáp án chuẩn:
Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô.
Câu 5: Chỉ ra một câu văn thể hiện sự yêu mến của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô đến theo mùa sóng ở đây.
Đáp án chuẩn:
Nhìn rõ cả Tô Bắc, …….theo mùa sóng ở đây.
Câu 6: Em hình dung khung cảnh Cô Tô sẽ như thế nào nếu thiếu chi tiêt miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng?
Đáp án chuẩn:
Nếu không có khung cảnh giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng thì bài Ký sẽ rất thiếu xót. Nguyễn Tuân cảm nhận rất tinh tế về sắc thái riêng của cuộc sống ở Cô Tô thông qua so sánh: “Cái giếng nước ngọt …. đất liền”.
Câu 7: Kết thúc bài ký Cô Tô là suy nghĩ của tác giả về chị Châu Hòa Mãn: "Trông chị Châu Hòa Mãn địu con thấy nó yên tâm như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Cách kết thúc này cho thấy tình cảm của tác giả với biển và những người dân ở đây như thế nào?
Đáp án chuẩn:
Điều này thể hiện tình mẫu tử của người mẹ tô thêm vẻ đẹp cho đảo Cô Tô . Từ cái giếng nước ngọt “đậm đà mát nhẹ” tới hình ảnh của chị Châu Hòa Mẫn địu con, đoạn văn đã giới thiệu cho người đọc nhận ra sự cần mẫn và tình người chan hòa vui vẻ và đậm đà của con người trên đảo.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận