Đáp án Ngữ văn 6 Kết nối bài 2: Mây và sóng

Đáp án bài 2: Mây và sóng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10: MÂY VÀ SÓNG

Trước khi đọc

Câu hỏi: Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?

Đáp án chuẩn:

Em sẽ phải nhớ về nhà theo lời dặn về nhà đúng giờ. Em sẽ hẹn bạn khi được mẹ cho phép hôm sau sẽ sang chơi tiếp. 

Sau khi đọc

Câu 1: Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì.

Đáp án chuẩn:

Theo em, giọng kể của câu chuyện là người con đang kể chuyện với người mẹ.

Câu 2: Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào.

Đáp án chuẩn:

Những người "trên mây" và "trong sóng" họ nhảy múa, ca hát, vui vẻ, hồn nhiên và yêu đời. Thế giới tràn ngập niềm hạnh phúc. 

Câu 3: Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được"  thể hiện tâm trạng gì của em bé. 

Đáp án chuẩn:

Câu hỏi đó thể hiện sự ngây ngô của đứa trẻ. Đó là sự thắc mắc, muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình. Được chơi với mây, với vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích.

Câu 4: Vì sao em bé từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng"?

Đáp án chuẩn:

Bởi vì em bé sợ để mẹ lại một mình, mẹ sẽ buồn. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ. 

Câu 5: Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

Đáp án chuẩn:

 Những trò chơi mà em bé sáng tạo ra:

“Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

……………………………….

Câu 6: Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ?

Đáp án chuẩn:

- Văn bản này về số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần. 

- Vì tác phẩm có ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ so sánh,.. 

Viết kết nối với đọc

Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

Đáp án chuẩn:

Một hôm, tôi đang dạo chơi ở biển. Bỗng có tiếng gọi: “Nào hãy kên đây chơi cùng chúng tớ, cậu sẽ được làm bạn với bình minh vàng và vầng trăng bạc”. Tôi liền hỏi: “Làm thế nào để lên được đó thế?”. Mây Đáp án chuẩn:: “Hãy chạy đến phía cuối chân trời, chúng tớ sẽ nhấc bổng cậu lên”. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo