Đáp án KTPL 10 Cánh diều bài 17 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Đáp án bài 17 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học KTPL 10 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 8:  HIẾN PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 17: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Mở đầu

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ những quy định của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường mà em biết.

Đáp án chuẩn:

Hiến pháp 2013 nhấn mạnh:

  • Phát triển kinh tế: Độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế, bền vững, gắn kết với văn hóa và xã hội.
  • Lĩnh vực xã hội: Nhà nước và toàn xã hội cùng phát triển lao động, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ.
  • Bảo vệ môi trường: Quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

1. Quy định của Hiến pháp về kinh tế

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp, tình huống và trả lời các câu hỏi dưới đây

Trường hợp 1. Với mục tiêu đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế, cùng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân của anh X đã được Nhà nước cấp phép kinh doanh và xuất khẩu vải thiều với một công ty nước ngoài.

Trường hợp 2. Do một số yếu tố khách quan tác động, sản xuất gặp khó khăn, nên công ty tư nhân của anh P và doanh nghiệp nhà nước A đều được Nhà nước hỗ trợ giải quyết khó khăn cho vay vốn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để phục hỏi sản xuất.

Tình huống. T thắc mắc, Công ty X hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoảng sản mà sao hoạt động này của Công ty X phải được Nhà nước cấp giấy phép hằng năm? Công ty có thể tự khai thác mà không cần giấy phép được không?

a) Ở trường hợp 1 và 2 Nhà nước đã có những chính sách nào đối với các thành phần kinh tế?

b) Em hãy giải thích thắc mắc của T, vì sao Công ty X phải cần có giấy phép của Nhà nước mới được khai thác khoáng sản.

c) Căn cứ vào đâu để Nhà nước cấp giấy phép và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các trường hợp, tình huống trên?

Đáp án chuẩn:

a) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Nhà nước: Hỗ trợ cấp phép, xuất khẩu vải thiều, vay vốn, giảm thuế để doanh nghiệp phát triển và hội nhập quốc tế.

b) Khai thác khoáng sản:

  • Công ty X: Phải có giấy phép của Nhà nước vì tài nguyên khoáng sản là tài sản công.

c) Cơ sở pháp lý:

  • Nhà nước: Cấp phép và hỗ trợ doanh nghiệp dựa trên Hiến pháp và pháp luật.

2. Quy định của Hiến pháp về văn hóa, giáo dục

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời các câu hỏi

Thông tin 1. Di sản văn hoá Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (2005), sau được chuyển sang danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (2008). Các cộng đồng có di sản văn hoá cồng chiềng Tây Nguyên vẫn thường xuyên thực hành dì sản của mình trong các nghi lễ truyền thống, lễ hội, sự kiện văn hoá của địa phương cũng như của khu vực,... Bên cạnh việc truyền dạy cồng chiêng, các tỉnh Tây Nguyên cũng chú trọng thành lập các đội văn nghệ dân gian nhằm tổ chức sinh hoạt, biểu diễn, tham gia các liên hoan, hội diễn về văn hoá cồng chiêng.

(Theo tuyengiao.vn, ngày 17/5/2021)

Thông tin 2. Với những thành tích nổi bật trong kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia, K đã được ưu tiên tuyển thẳng vào ngành Sư phạm Ngữ Văn của một trường, đại học sư phạm để thực hiện ước mơ làm giáo viên.

Thông tin 3. Là một học sinh khuyết tật, S đã được chính quyên địa phương trợ cấp xã hội hằng tháng, đóng bảo hiểm y tế và các chính sách khác theo quy định của Nhà nước.

a) Em hãy chỉ ra các chính sách mà Nhà nước đã thực hiện trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục ở thông tin và các trường hợp trên.

b) Theo em, những chính sách đó của Nhà nước được quy định trong văn bản pháp luật nào?

Đáp án chuẩn:

a) Các chính sách mà Nhà nước đã thực hiện trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục ở thông tin và các trường hợp trên:

 + Thông tin 1: Văn hóa - Phát triển và bảo tồn các di sản văn hóa, xây dựng các đội văn nghệ, tổ chức biển diễn,… để quảng bá văn hóa cồng chiêng.

 + Thông tin 2: Giáo dục - Phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

 + Thông tin 3: Giáo dục - Phát triển nhân tài, tạo điều kiện cho người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa, học nghề.

b) Những chính sách đó của Nhà nước được quy định trong Hiến pháp.

3. Quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ và môi trường

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp và trả lời các câu hỏi dưới đây

Trường hợp 1. Sau một quá trình đầu tư thời gian, công sức, em H là học sinh lớp 12 đã hoàn thành công trình nghiên cứu, sáng chế máy lọc nước ở nông thôn. Sản phẩm của H đã được Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế.

Trường hợp 2. Địa phương nơi K sinh sống có một khu rừng tự nhiên với nhiều động, thực vật quý hiểm. Do đó, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích nhân dân phối hợp với cơ quan kiếm lâm để bảo vệ rừng.

a) Em hãy chỉ ra các chính sách của Nhà nước trong những trường hợp trên là thuộc các lĩnh vực nào.

b) Theo em, căn cứ vào quy định nào để Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế cho em H và khuyến khích nhân dân phối hợp với cơ quan kiểm lâm để bảo vệ rừng?

Đáp án chuẩn:

a) Lĩnh vực can thiệp của Nhà nước:

  • Khoa học, công nghệ, môi trường: Nhà nước có các chính sách cụ thể để phát triển và bảo vệ các lĩnh vực này.

b) Cơ sở pháp lý:

  • Bằng độc quyền sáng chế: Căn cứ vào quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong Hiến pháp.
  • Bảo vệ rừng: Căn cứ vào quy định về bảo vệ môi trường trong Hiến pháp.

4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp và trả lời các câu hỏi dưới đây

Trường hợp 1. Là chủ của một doanh nghiệp tư nhân, trước đây, anh B luôn thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, gần đây do doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh nên anh B không nộp thuế đúng hạn như trước mà quyết định chờ hàng hoá xuất khẩu được thi mới đóng thuế.

Trường hợp 2. Thực hiện chủ trương của xã, Y và các bạn học sinh của lớp đã tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn nghệ do địa phương, tổ chức nhằm giữ gìn các loại hình nghệ thuật dân gian.

Em có nhận xét như thế nào về hành vi của anh B, Y và các bạn trong các trường hợp trên?

Đáp án chuẩn:

Anh B: Chưa tuân thủ quy định về kinh tế của Hiến pháp.

Y: Thực hiện đúng quy định của Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động văn hóa.

Luyện tập

Câu 1: Em hãy cho biết hành vi nào sau đây là vi phạm các quy định của Hiến pháp về kinh tế? Vì sao?

A. Ông Q lấn chiếm đất rừng để trồng cây nông nghiệp.

B. Chị H hợp tác với công ty X của nước ngoài để xuất khẩu hải sản theo quy định.

C. Anh P tiến hành khai thác khoáng sản ở địa phương sau khi được cấp giấy phép.

D. Khi mở công ty, anh T đã tiến hành đăng kí kinh doanh ở các cơ quan nhà nước.

Đáp án chuẩn:

Hành vi vi phạm các quy định của Hiến pháp về kinh tế:

A. Ông Q lấn chiếm đất rừng để trồng cây nông nghiệp.

=> Giải thích: Lấn chiếm đất rừng: Vi phạm quy định của Hiến pháp về tài sản công.

Câu 2: Em hãy cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường? Vì sao?

A. Bà G thường đổ rác thải ra sông.

B. Bạn Y được cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ cho công nghệ do mình sáng tạo.

C. Anh K luôn tạo điều kiện cho nhân viên của công ty học tập nâng cao trình độ.

D. Chị D mở lớp dạy miễn phí các làn điệu dân ca cho các em học sinh tại địa phương.

E. Chị V thường xuyên sao chép các tác phẩm của người khác.

G. Bạn M tích cực tham gia hoạt động ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư.

H. Ông Q là Giám đốc của cơ quan nhưng thường gây khó dễ đối với anh N trong các hoạt động nghiên cứu chuyên môn.

Đáp án chuẩn:

B. Bạn Y: Thực hiện đúng quy định về sở hữu trí tuệ.

C. Anh K: Thực hiện đúng quy định về phát triển nhân lực.

G. Bạn M: Thực hiện đúng quy định về tham gia các hoạt động văn hóa.

Câu 3: Tìm hiểu các quy định của Nhà nước về giáo dục, D băn khoăn không hiểu tại sao Nhà nước lại không thu học phí đối với học sinh tiểu học các trường công lập?

Nếu là bạn của D, căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, em hãy giải thích cho bạn.

Đáp án chuẩn:

Nhà nước không thu học phí tiểu học vì:

Ưu tiên giáo dục: Nhà nước muốn đảm bảo mọi trẻ em đều được học tiểu học.

Câu 4: Khi thảo luận về nội dung xây dựng gia đình văn hoá, ấm no, hạnh phúc, T cho rằng, mỗi thành viên trong gia đình cần phải thực hiện trách nhiệm của mình, gắn bỏ và chia sẻ với mọi người. Tuy nhiên, H lại khẳng định, vì đang độ tuổi học sinh nên chỉ cần học giỏi còn mọi tiêu chuẩn trong xây dựng gia đình văn hoá bố mẹ sẽ thực hiện.

Em có nhận xét gì về ý kiến của T và H trong trường hợp trên?

Đáp án chuẩn:

Đồng ý với H: Tất cả thành viên gia đình đều có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa.

Không đồng ý với T: Học sinh không chỉ có nghĩa vụ học tập mà còn có nhiều quyền và nghĩa vụ khác.

Câu 5: Nhà trường tổ chức cuộc thi với chủ đề “Học sinh nói không với rác thải nhựa”, nhưng G nhất quyết không tham gia với lí do bản thân không có hoạt động mua sắm nhiều nên không dùng rác thải nhựa và việc xử lí rác thải nhựa đã có cơ quan chuyên trách.

a) Căn cứ vào quy định của Hiến pháp, em có nhận xét gì về suy nghĩ của G?

b) Nếu là bạn của G, em sẽ giải thích với bạn như thế nào?

Đáp án chuẩn:

a) Nhận xét về G: Chưa tuân thủ Hiến pháp: G chưa thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường.

b) Giải thích cho G:

  • Khuyến khích bảo vệ môi trường: Hiến pháp khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường.
  • Tham gia bảo vệ: Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Vận dụng

Câu 1: Em hãy tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ và viết báo cáo việc thực hiện các quy định của Hiến pháp về môi trường ở địa phương em.

Đáp án chuẩn:

Em tự thực hiện.

Câu 2: Hãy viết một tiểu phẩm ngắn với chủ đề “Học sinh với các quy định của Hiến pháp về giáo dục” và cùng các bạn đóng kịch chia sẻ với mọi người trong giờ sinh hoạt lớp.

Đáp án chuẩn:

Tiểu phẩm “Hãy cho con được đến trường”

I. Nhân vật:

  • Ông Bảo
  • Bà Trà (vợ ông Bảo)
  • Ông Hòa (bạn ông Bảo)
  • Cô giáo chủ nhiệm

II. Nội dung tiểu phẩm: Phần 1. Tại quán nhậu Ông Bảo và ông Hòa làm bạn hơn hai mươi năm, đang ngồi uống rượu tại quán và bàn về con gái mình.

  • Ông Bảo: Tôi với ông đẻ toàn con gái, không có ai lo hương khói lúc về già.
  • Ông Hòa: Tôi tính đẻ thêm để có người chống gậy, dù là đứa thứ 5 hay thứ 10.
  • Ông Bảo: Vợ ông còn trẻ, còn đẻ được, chứ vợ tôi thì chịu. Tôi tính cho chúng đi làm kiếm tiền.
  • Ông Hòa: Con gái cho học ít thôi, cho nó đi làm đi. Như con bé nhà tôi nghỉ học từ đợt Covid, đi làm kiếm tiền rồi.
  • Ông Bảo: Vậy tôi sẽ cho con Hằng nhà tôi đi làm theo con gái ông.

Ông Bảo về nhà trong bộ dạng say xỉn, lớn tiếng gọi con Hằng.

  • Bà Trà: Trời ơi, ông lại say xỉn thế này, rõ khổ!
  • Ông Bảo: Không học hành gì cả! Đẻ toàn con gái rồi lại bay đi!
  • Bà Trà: Con nào chả là con, nuôi dạy cho tốt còn hơn đẻ nhiều.

Phần 2. Tại nhà bà Trà Sáng hôm sau, ông Bảo và bà Trà nói chuyện.

  • Ông Bảo: Nhà mình nghèo, con Hà đã lớn, đi học nữa lấy gì nuôi. Nhà 6 miệng ăn.
  • Bà Trà: Nhưng con đang tuổi đi học. Phải cố cho con "cái chữ" mới có nghề nghiệp ổn định. Hà nghe bố mẹ bàn việc nghỉ học, em khóc và xin bố cho đi học.
  • Ông Bảo: Tao đã quyết rồi, không học nữa. Mày ở nhà phụ mẹ kiếm tiền, rồi lấy chồng là xong.
  • Bà Trà: Ông để con Hằng đi học. Nó mà thất học, các em của nó cũng thế thôi. Cái nghèo cứ đeo bám mãi.

Phần 3. Hãy cho con được đến trường Cô giáo chủ nhiệm đến nhà Hà.

  • Cô giáo: Tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp em Hằng. Mấy hôm nay không thấy em đi học nên đến thăm gia đình.
  • Ông Bảo: Nhà tôi nghèo, không có tiền nuôi 6 chị em nó ăn học nên cho nó nghỉ. Tôi lo được việc này.
  • Cô giáo: Việc Hà Hằng đi học là cần thiết, không phải như bác nói.
  • Ông Bảo: Tôi đã quyết, cô không cần phải dạy khôn tôi.
  • Cô giáo: Bác để cháu Hằng thất học là vi phạm quyền trẻ em. Luật Trẻ em năm 2016 quy định quyền được sống, được bảo vệ, được phát triển và được đến trường.
  • Ông Bảo: Quyền là ở tôi. Không có pháp luật gì cả cô nghe chưa!
  • Cô giáo: Trẻ em như búp trên cành, cần được học hành. Học mới nâng cao tri thức, chắp cánh ước mơ thoát nghèo.
  • Bà Trà: Ông cho con Hằng đi học trở lại đi. Tôi sẽ cố gắng làm thêm việc phụ để có thêm thu nhập.

Ông Bảo nhìn con gái, dịu giọng:

  • Ông Bảo: Bố cho con đi học trở lại nhé. Con hãy cố gắng học thật tốt.
  • Cô giáo: Tôi sẽ giúp cháu quay lại học tập và tiến bộ.

Ông Bảo quyết tâm cai rượu và cùng vợ làm việc để có tiền cho con ăn học. Ngày mai, Hằng lại được đến trường.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác