Đáp án KHTN 9 kết nối Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học
Đáp án Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học KHTN 9 Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1. NHẬN BIẾT MỘT SỐ DỤNG CỤ, HÓA CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC
Khởi động: Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn?
Đáp án chuẩn:
Hiểu rõ thí nghiệm mình làm sẽ cần dùng đến dụng cụ, hóa chất nào rồi lựa chọn phù hợp với thí nghiệm
Nắm vững các cách sử dụng, cách bảo quản dụng cụ và hóa chất
I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Câu hỏi: Để tạo tia sáng, chùm sáng, có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. Em hãy đề xuất một cách làm khác.
Đáp án chuẩn:
- Dùng đèn chiếu vào một miếng bìa có khoét một lỗ nhỏ
- Dùng đèn laser.
Hoạt động: Quan sát điện kế, giải thích vì sao vạch 0 nằm giữa thang đo?
Đáp án chuẩn:
Vì giá trị của dòng điện cảm ứng có thể âm hoặc dương
Câu hỏi 1: Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?
Đáp án chuẩn:
Được làm bằng thủy tinh.
Lưu ý:
- Trước khi dùng, các dụng cụ trên cần phải được rửa sạch, sấy khô, khử trùng
- Sau khi làm thí nghiệm, sấy khô, úp ngược trong giá thí nghiệm hoặc ngăn tủ.
- Không được cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh hoặc ở nhiệt độ thường
Câu hỏi 2: Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, tại sao cần phải dùng lưới tản nhiệt?
Đáp án chuẩn:
Vì dung dịch đun nóng làm cho lớp thành thủy tinh bên trong lập tức giãn nở ra trong khi lớp thủy tinh bên ngoài lại chưa kịp giãn nở, gây ra hiện tượng vỡ, nứt.
II. MỘT SỐ HÓA CHẤT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Hoạt động: Sử dụng hóa chất và dụng cụ trong phòng thí nghiệm:
Đề xuất dụng cụ, hóa chất và thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học chung của acid hoặc base.
Đáp án chuẩn:
Chuẩn bị: 3 ống nghiệm mất nhãn đựng HCl, Na2SO4, NaOH; giấy quỳ tím
Thực hiện: Lấy ở mỗi ống một giọt dung dịch nhỏ vào giấy quỳ tím. Quan sát màu quỳ tím:
- Không đổi màu -> Na2SO4
- Màu đỏ -> HCl
- Màu xanh -> NaOH.
Câu hỏi 1: Khi thực hiện lấy hóa chất rắn, lỏng, cần lưu ý gì để các hóa chất đảm bảo được độ tinh khiết và bảo quản được lâu dài?
Đáp án chuẩn:
- Trước khi lấy hóa chất, đảm bảo dụng cụ và bình chứa đã được làm sạch và khô ráo.
- Không dùng tay lấy hóa chất mà sử dụng các dụng cụ để lấy hóa chất.
- Sau khi lấy hóa chất xong cần bảo quản cẩn thận.
Câu hỏi 2: Tại sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng?
Đáp án chuẩn:
Vì đọc kĩ nhãn hoá chất giúp đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh lấy nhầm hóa chất và tránh gây lãng phí.
Câu hỏi 3: Tại sao không được tự ý nghiền, trộn các hóa chất?
Đáp án chuẩn:
Vì tự ý trộn các hóa chất với nhau sẽ tạo ra các phản ứng phức tạp, không kiểm soát được, thậm chí gây nổ, gây nguy hiểm cho sức khỏe và môi trường
Câu hỏi 4: Em cần lưu ý gì khi sử dụng các hóa chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc,...)?
Đáp án chuẩn:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp, không dùng tay, dùng mũi ngửi,…
- Đọc kĩ thông tin nhãn mác của hóa chất.
- Không để chung các hóa chất mà khi tương tác có khả năng bốc chát.
- Sử dụng xong phải bảo quản hóa chất đúng cách, sử dụng lắp đậy kín,…
III. VIẾT VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC
Hoạt động 1: Em hãy so sánh cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học theo cách thức quy định chung với các báo cáo thực hành hay báo cáo thí nghiệm, điều tra mà em đã thực hiện.
Đáp án chuẩn:
- Giống: Đều có tiêu đề, mục tiêu, trang thiết bị, các bước tiến hành, kết quả, thảo luận và kết luận.
- Khác:
+ Trong bài báo cáo một vấn đề khoa học, sau tiêu đề là mục tóm tắt . Còn bài báo cáo thí nghiệm không có mục tóm tắt.
+ Bài báo cáo khoa học có mục giới thiệu (vấn đề và tầm quan trọng của vấn đề; mục tiêu). Bài báo các thực nghiệm chỉ có mục tiêu của bài thí nghiệm
+ Trong báo cáo khoa học, trang thiết bị và các bước làm thí nghiệm sẽ được gộp chung lại trong mục phương pháp. Trong bài báo cáo, trang thiết bị và các bước làm sẽ được chia thành hai mục khác nhau.
+ Bài báo cáo khoa học có mục tài liệu tham khảo, còn bài báo cáo thí nghiệm thì không cần.
Hoạt động 2: Lựa chọn một hoạt động nghiên cứu hoặc hoạt động thực hành và viết báo cáo cho hoạt động này.
Đáp án chuẩn:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ THỰC TRẠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
Tóm tắt: Báo cáo này trình bày kết quả từ cuộc khảo sát thực tế về dịch sốt xuất huyết và thực trạng ở địa phương. Đối tượng khảo sát gồm 30 chủ hộ gia đình và cán bộ địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy tác động của sốt xuất huyết và diễn biến về dịch tại địa phương, qua đó hướng tới mục đích nâng cao ý thức và tiếp tục phòng ngừa dịch.
I. Giới thiệu:
Sốt xuất huyết đang là vấn đề quan trọng liên quan đến sức khỏe cộng động, đặc biệt ở địa phương và được rất nhiều người quan tâm. Điều tra và nghiên cứu về dịch sẽ cung cấp thông tin quan trọng để nâng cao ý thức về các biện pháp phòng tránh dịch.
Mục tiêu:
- Điều tra được thực trạng tình hình, diễn biến hiện nay của dịch sốt xuất huyết ở địa phương.
- Trên cơ sở kết quả điều tra đề xuất các giải pháp phòng ngừa dịch sốt xuất huyết.
II. Phương pháp:
1. Phương pháp và công cụ khảo sát thực tế:
Phương pháp: Điều tra bằng phiếu hỏi
Phỏng vấn trực tiếp một số đối tượng
Công cụ: Bộ phiếu hỏi và đề cương phỏng vấn trực tiếp
2. Đối tượng khảo sát:
- Đối tượng: 30 chủ hộ gia đình và cán bộ địa phương
- Địa bàn khảo sát: các tổ dân phố số 1, 2, 3 thuộc phường Minh Khai.
III. Kết quả:
1. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của dịch sốt xuất huyết đối với sức khỏe con người
Kết quả cho thấy 100% đối tượng đều nắm rõ ảnh hưởng của dịch sốt xuất huyết đối với sức khỏe cộng đồng.
2. Thực trạng về tình hình mắc sốt xuất huyết ở địa phương:
Số chủ hộ bản thân là người mắc sốt xuất huyết hoặc có người thân trong nhà mắc sốt xuất hiện: 01 người, chiếm 3,33%.
3. Thực trạng về các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết
Tất cả đều đã nắm rõ các biện pháp phòng ngừa dịch sốt xuất huyết. Các hộ gia đình đều đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch.
IV. Thảo luận:
Tất cả người dân đều có nhận thức tốt và hiểu rõ về sự nguy hại mà sốt xuất huyết gây ra và có những biện pháp phòng tránh dịch ngay sau khi có thông báo.
V. Kết luận:
- Nhận thức về tác động quan trọng của dịch sốt xuất huyết và sự quan trọng của các biện pháp phòng chống dịch
- Các biện pháp cần được thực hiện để nâng cao nhận thức của người dân như: vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, ngủ mắc màn, không để lại các vũng nước lắng đọng để không tạo môi trường cho muỗi sinh sống.
Tài liệu tham khảo
1. Báo sức khỏe và đời sống (2022), Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng.
IV. BÀI THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC
Hoạt động 1: Để thực hiện thuyết trình báo cáo kết quả nghiên cứu, thực hành, em hãy xây dựng bản trình chiếu trên phần mềm.
Đáp án chuẩn:
Trang 1 | Trang 2 |
Trang 3 | Trang 4 |
Trang 5 | Trang 6 |
Trang 7 | Trang 8 |
Hoạt động 2: Trình bày báo cáo với các bạn trong lớp về một vấn đề khoa học mà em đã lựa chọn.
Đáp án chuẩn:
Lời giới thiệu
Các mục mà em đã chuẩn bị
Lời kết thức
Hoạt động: Em hãy thiết kế một báo cáo treo tường để trình bày kết quả của một nghiên cứu khoa học hoặc một bài thực hành mà em đã thực hiện trong môn Khoa học tự nhiên.
Đáp án chuẩn:
Câu hỏi: Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai cách thuyết trình báo cáo: sử dụng phần mềm trình chiếu và sử dụng báo cáo treo tường.
Đáp án chuẩn:
| Sử dụng phần mềm trình chiếu | Sử dụng báo cáo treo tường |
Ưu điểm | - Dễ dàng thay đổi nội dung, thêm thông tin mới một cách linh hoạt. - Có thể sử dụng hình ảnh, âm thanh, video | - Dễ quan sát thông tin một cách bao quát hơn. - Không cần máy tính |
Nhược điểm | - Gặp khó khăn khi trục trặc máy tính trong việc trình bày. - Cần kỹ năng cơ bản về công nghệ và phần mềm. | - Không linh hoạt trong việc thay đổi nội dung hoặc cập nhật thông tin sau khi đã in ra. - Không dễ dàng chia sẻ với người khác so với bản trình chiếu. |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận