Đáp án KHTN 9 kết nối bài 34: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate

Đáp án bài 34: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học KHTN 9 Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 34. KHAI THÁC ĐÁ VÔI. CÔNG NGHIỆP SILICATE

Khởi động: Nhỏ dung dịch hydrochloric acid vào đá vôi, thấy bề mặt đá sủi bọt. Vậy đá vôi có thành phần chính là gì? Đá vôi được khai thác từ đâu và có những ứng dụng gì?

Đáp án chuẩn:

- Thành phần chính CaCO3.

- Đá voi được tìm thấy ở những dãy núi đá, mỏ đá hay những bãi vỏ, xương động vật (san hô, vỏ ngao, ốc,…) ở ven biển 

- Ứng dụng: nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh, cao su, chất dẻo, gang,…

I. KHAI THÁC ĐÁ VÔI

Câu hỏi 1: Ở Việt Nam, đá vôi được khai thác chủ yếu từ nguồn tự nhiên nào?

Đáp án chuẩn:

Các dãy núi đá vôi tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân đá vôi và phản ứng vôi sống tác dụng với nước. 

Đáp án chuẩn:

P/ứ nhiệt phân: CaCO3 CaO + CO2

P/ứ vôi sống tác dụng với nước: CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu hỏi 3: Việc khai thác đá vôi có ảnh hưởng gì đến môi trường? Em hãy đề xuất một số biện pháp để giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường do việc khai thác đá vôi.

Đáp án chuẩn:

Ảnh hưởng:

- Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí.

- Gây ô nhiễm nguồn nước, làm thay đổi độ pH của nước.

Biện pháp:

- Tăng cường các quy định và chính sách về bảo vệ môi trường đặc biệt là trong việc xử lý chất thải và quản lý nước thải.

- Sử dụng các kỹ thuật khai thác, các thiết bị tiên tiến để hạn chế bụi.

- Tăng cường sử dụng các nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường.

II. CÔNG NGHIỆP SILICATE

Câu hỏi 1: Hãy quan sát các vật dụng trong gia đình làm từ thủy tinh và cho biết vật dụng nào làm từ thủy tinh thường? Vật dụng nào làm từ thủy tinh chịu nhiệt.

Đáp án chuẩn:

- Thủy tinh thường: cốc, chén, địa, bình đựng nước, bình hoa,…

- Thủy tinh chịu nhiệt: nồi nấu cơm, vỉ nướng,…

Câu hỏi 2: Đất sét trắng (cao lanh) là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế lớn của Việt Nam. Em hãy tìm hiểu và cho biết các ứng dụng của đất sét trắng.

Đáp án chuẩn:

Nghề gốm, giấy, cao su, sơn, làm thủy tinh, làm chất dẻo, xi măng trắng, gạch chịu nhiệt…; Sử dụng trong ngành y tế, mỹ phẩm; Sử dụng để tạo nên phân bón gốc.

Hoạt động: Tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet về ngành công nghiệp silicate ở Việt Nam, viết bài thuyết trình theo dàn ý sau:

1. Ngành công nghiệp silicate gồm những ngành sản xuất nào? Kể tên một số nơi sản xuất chính ở Việt Nam.

2. Vì sao công đoạn ép, thổi thủy tinh dẻo thành các đồ vật, phải làm nguội từ từ?

Đáp án chuẩn:

Xin chào thầy và các bạn, sau đây em xin phép trình bày về ngành công nghiệp silicate và quá trình làm nguội thủy tinh.

Đầu tiên là ngành công nghiệp silicate. Ngành gồm những ngành sản xuất chính là: sản xuất thủy tinh, sản xuất gốm sứ và sản xuất xi măng. Một số nơi sản xuất ở Việt Nam có thể kể đến như: Công ty thủy tinh Viglacera – Công ty Cổ phần Viglacera, nhà máy gốm sứ Minh Long, các nhà máy ở Đồng Nai,…

Trong sản xuất thủy tinh, khi tới công đoạn ép, thổi thủy tinh dẻo thành các đồ vật, ta phải làm nguội từ từ. Bởi vì khi thủy tinh được làm nóng, phần bề mặt có thể bị nở ra nhanh chóng, nếu ta làm nguội quá nhanh có thể dẫn đến hiện tượng nứt nẻ. Ngoài ra nó còn giúp tạo độ dẻo t, làm cho các sản phẩm thủy tinh có độ bền cao hơn và ít bị vỡ.

Tóm lại, ngành công nghiệp silicate đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất thủy tinh, gốm sứ và vật liệu xây dựng. Quá trình làm nguội thủy tinh từ từ là một bước quan trọng để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm cuối cùng. 

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe! 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác