Đáp án HĐTN 3 kết nối tuần 7

Đáp án tuần 7. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học HĐTN 3 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TUẦN 7

SINH HOẠT LỚP: Hội chợ “Trao đổi đồ dùng, đồ chơi”

- Tham gia hội chợ

- Trao đổi đồ dùng, đồ chơi với các bạn

Đáp án chuẩn:

Học sinh tham gia hội chợ và trao đổi đồ dùng, đồ chơi với các bạn

ỨNG XỬ VỚI ĐỒ CŨ

1. Tham gia tiểu phẩm “Nỗi buồn buồn của quần áo cũ”

- Sắm vai quần áo cũ trong tủ nói chuyện với nhau.

- Tưởng tượng và nói ra tâm sự của:

+ Chiếc áo không dùng tới.

+ Chiếc quần mới mặc vài lần bị bỏ quên.

+ Đôi tất (vớ) bị rơi dưới gầm tủ, bụi bám đầy.

TUẦN 7

Đáp án chuẩn: 

Trong tủ quần áo, có những món đồ đang trò chuyện với nhau:

Chiếc áo không dùng tới cất lên tiếng than thở: " Đã hơn nửa năm rồi, chủ nhân không mặc tôi một lần nào. Tôi cảm thấy như bị bỏ quên và không được sử dụng. Tôi thật sự buồn và cô đơn."

Chiếc quần mới mặc vài lần cũng thổn thức: "Ban đầu, chủ nhân rất thích tôi và mặc tôi đi chơi. Nhưng sau đó, mỗi khi chuẩn bị để đi ra ngoài, tôi chỉ bị bỏ qua. Tôi cảm thấy không được quan trọng và buồn lắm."

Đôi tất bụi bặm và lẻ loi nói: " Khi chủ nhân vô tình đánh rơi tôi xuống dưới gầm tủ, tôi đã ở đó suốt gần ba tháng. Tôi cảm thấy rất cô đơn và không quan trọng."

2. Thảo luận về đồ cũ nên dùng tiếp hay bỏ đi

  • Kể các lí do em muốn loại bỏ hoặc tiếp tục sử dụng một đồ vật cũ của em.

  • Đưa ra cách sửa chữa một số đồ cũ bị hỏng để có thể tiếp tục dùng được.

  • Thảo luận những cách chia tay với đồ cũ của em.

Đáp án chuẩn: 

  • Lí do em muốn loại bỏ một đồ vật cũ của em là:

    • Quần áo: bị ố vàng, rách, hỏng khóa, đứt khuy, bục chỉ, quá chật,..

    • Đồ chơi: bị gãy, vỡ, nứt, hỏng hoặc bị thiếu mất một phụ kiện,...

  • Cách sửa chữa một số đồ cũ bị hỏng: 

    • Quần áo: khâu, vá, ghép các bộ đồ cũ với nhau,...

    • Đồ chơi: dùng keo gắn, dùng băng dính dán,...

    • Khoá túi bị hỏng: thay khoá, dùng dây buộc,...

  • Một số cách chia tay với đồ cũ của em: bỏ đi, cho, tặng, tái chế, tái sử dụng. 

Hoạt động sau giờ học

Câu hỏi:

- Kiểm tra lại đồ dùng cá nhân của em để tìm ra những món đồ đã cũ

- Phân loại đồ cũ:

+ Đồ quá cũ, không còn dùng được

+ Đồ cũ còn tốt, vẫn sử dụng được

Đáp án chuẩn: 

- Một số món đồ cũ của em: tất, áo, quần, mũ, găng tay, giày,…

- Học sinh tự phân loại đồ

PHÂN LOẠI ĐỒ CŨ

1. Chia sẻ về việc phân loại đồ cũ của em ở nhà

  • Kể những khó khăn khi tìm và phân loại đồ cũ.

  • Chia sẻ cách xử lí đồ cũ sau khi phân loại.

+ Bỏ đi đối với đồ quá cũ

+ Mang tặng những đồ cũ còn tốt

Đáp án chuẩn: 

  • Những khó khăn:

    • Không tự đánh giá được chất lượng của đồ

    • Để lẫn lộn các đồ vật với nhau.

  • Một số cách xử lí đồ cũ sau khi phân loại:

    • Bỏ những đồ quá cũ.

    • Mang tặng những đồ còn tốt

    • Tái sử dụng đồ cũ

    • Tái chế

  1. Làm giỏ đựng đồ cũ ở lớp

- Chuẩn bị hai chiếc giỏ hoặc thùng giấy để đựng đồ cũ

- Trang trí, dán nhãn và đặt giỏ vào góc lớp để nhận đồ cũ còn dùng được.

TUẦN 7

Đáp án chuẩn: 

Học sinh tự thực hiên

Hoạt động sau giờ học

Câu hỏi:

- Cùng người thân sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, tiện sử dụng

- Trao đổi với người thân về những món đồ cần thiết em muốn mua mới

Đáp án chuẩn: 

- Học sinh tự thực hiện

- Trao đổi với bố, mẹ về những món đồ cần thiết: áo đã chặt, rách, quần bị cộc, …..


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác