Đáp án HĐTN 3 kết nối tuần 34
Đáp án tuần 34. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học HĐTN 3 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
TUẦN 34
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: Kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ
- Biểu diễn văn nghệ về chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”
- Đại diện các khối lớp báo cáo kết quả rèn luyện, học tập và lao động chúc mừng sinh nhật Bác, góp phần xây dựng trường lớp
Đáp án chuẩn:
Học sinh tự thực hiện
AN TOÀN LÀ BẠN
1. Chơi trò chơi Đoán tên dụng cụ lao động
- Mỗi nhóm mô tả một dụng cụ lao động và nguy cơ không an toàn khi sử dụng dụng cụ đó để các nhóm khác đoán tên.
- Trình bày theo nhóm về những điều cần lưu ý khi sử dụng các dụng cụ sau:
Đáp án chuẩn:
- Một số dụng cụ lao động có nguy cơ không an toàn khi sử dụng:
- Đinh: nhỏ, sắc, nhọn.
- Búa: to, nặng.
- Kéo: sắc, nhọn.
- Chổi: cứng.
- Những điều cần lưu ý:
- Kéo, kim, kim đan: cầm đúng cách, không di chuyển lung tung
- Dây điện: luôn cầm vào phần nhựa cách điện, bấm nút tắt nguồn trước khi rút ổ điện.
- Chổi, xô: cầm đúng cách, sắp xếp gọn gàng sau khi sử dụng
- Xẻng, bay: đeo găng tay khi sử dụng, đứng đúng tư thế và cầm đúng cách
- Búa, đinh, kìm: đeo găng tay khi sử dụng, cầm chắc
- Thực hành lao động an toàn
- Mỗi nhóm lựa chọn một công việc chung theo gợi ý: quét hành lang, lau lớp học, treo dây trang trí,..
- Đưa ra các bước chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho buổi lao động
- Thực hành lao động an toàn ở lớp học
Đáp án chuẩn:
- Công việc: treo dây trang trí
- Chuẩn bị ghế cao, thuốc (nếu cần),
- Kiểm tra trang phục: cần gọn gàng không lòa xòa
- Kiểm tra dụng cụ lao động: ghế cao chắc chắn không bị yếu chân
- Kiểm tra địa điểm lao động: lớp học
- Cảnh báo các tình huống nguy hiểm: các bạn vô tình chạy xô vào bàn, ghế,…
- Học sinh chú ý an toàn trong quá trình làm nhiệm vụ
Hoạt động sau giờ học
Thực hành lao động ở gia đình theo hướng dẫn của người thân như: thái rau, củ, quả, lau nhà, nhổ cỏ,…
Đáp án chuẩn:
Học sinh tự thực hiện
NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG LAO ĐỘNG
1. Chia sẻ những nguyên tắc đảm bảo an toàn khi lao động
Kể những việc em đã làm và chia sẻ với bạn những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động.
Đáp án chuẩn:
- Những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động:
- Kiểm tra dụng cụ lao động và địa điểm lao động trước khi tiến hành công việc.
- Giữ tinh thân tỉnh táo, tập trung, cẩn thận trong suốt quá trình lao động.
- Luôn đề phòng các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra
- Không nói chuyện, cười đùa, làm việc riêng
2, Thực hành lao động an toàn trong khuôn viên trường học
- Lao động theo nhiệm vụ được phân công
- Đánh giá kết quả sau khi lao động
- Nhận xét về việc đảm bảo an toàn trong lao động của mỗi nhóm
Đáp án chuẩn:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
- Kết quả: các bạn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Các bạn đều đảm bảo việc an toàn trong lao động: tóc luôn buộc gọn gàng, tập trung hoàn thành công việc
Hoạt động sau giờ học
Thực hiện lao động an toàn khi ở nhà: Kiểm tra các dụng cụ lao động và thống nhất vị trí cất dụng cụ trong nhà
Đáp án chuẩn:
- Học sinh tự thực hiện
- Kiểm tra các dụng cụ: có lỏng lẻo không, có bị quá cũ không, vị trí cất cao, hay vừa tầm.
Tự đánh gá sau chủ đề Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp
- Kể được đức tính cần có của nghề mà em yêu thích
- Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề em yêu thích
- Biết giữ an toàn khi lao động
Đáp án chuẩn:
- Kể được đức tính cần có của nghề mà em yêu thích (Hoàn thành)
- Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề em yêu thích (Hoàn thành)
- Biết giữ an toàn khi lao động (Hoàn thành)
Bình luận