Đáp án Công dân 7 kết nối bài 6 ứng phó với tâm lí căng thẳng
Đáp án bài 6 ứng phó với tâm lí căng thẳng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công dân 7 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 6. ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÝ CĂNG THẲNG
1. Các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng
Câu 1: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và Đáp án chuẩn: câu hỏi: (trang 31, 32 phần 1 SGK)
a) Em hãy nêu những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong mỗi bức tranh trên.
b) Theo em, ngoài các tình huống đã nêu, còn có những tình huống nào khác gây tâm lí căng thẳng cho học sinh?
Đáp án chuẩn:
a)
- Bức tranh 1: Bị bạn bè chế giễu, bàn tán.
- Bức tranh 2: Có quá nhiều bài tập.
- Bức tranh 3: Điểm kiểm tra kém, sợ bị mắng.
- Bức tranh 4: Bố mẹ cãi nhau.
b)
- Hàng xóm mở nhạc to ảnh hưởng học tập, nghỉ ngơi.
- Sợ bị mắng, bị bạn bè cười chê khi không Đáp án chuẩn: được câu hỏi.
- Bị bắt nạt, sai vặt.
Câu 2: Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây, nhớ lại những trải nghiệm của bản thân và Đáp án chuẩn: câu hỏi:
a) Em hãy nêu biểu hiện của cơ thể khi gặp tâm lí căng thẳng được mô tả trong mỗi bức tranh.
b) Ngoài ra, cơ thể thường có biểu hiện gì khi bị căng thẳng?
c) Em hãy xếp các biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng vào một trong bốn nhóm: (1) Thể chất, (2) Tinh thần, (3) Hành vi, (4) Cảm xúc.
Đáp án chuẩn:
a)
- Bức tranh 1: Đau đầu
- Bức tranh 2: Toát mồ hôi tay
- Bức tranh 3: Khóc lóc
- Bức tranh 4: Đau bụng dữ dội
- Bức tranh 5: Cáu giận và la hét
- Bức tranh 6: Chán ăn
- Bức tranh 7: Sợ hãi
b + c)
1. Thể chất: Mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn,...
2. Tinh thần: Suy giảm trí nhớ, buồn bã, mất tập trung, lú lẫn, thiếu quyết đoán,...
3. Hành vi: Khóc lóc, ăn uống bất thường, vội vàng, tự hại bản thân hoặc người khác, lạm dụng chất kích thích,...
2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng
Câu hỏi: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và Đáp án chuẩn: câu hỏi: (Trang 33 mục 2 sgk)
a) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp trên.
b) Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?
Đáp án chuẩn:
a,
- T: Ôn tập nhiều, học thêm, mệt mỏi
- A: Bị quấy rầy, đe dọa
- N: Bị bắt nạt vì làm đúng quy chế
- M: Áp lực học tập, kỳ vọng cao, thay đổi sinh lý
b, Nguyên nhân chung:
- Sức khỏe, tinh thần (ốm, suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ).
- Môi trường (tiếng ồn, thời tiết, ô nhiễm), gia đình (bất hòa)
3. Cách ứng phó tích cực khi căng thẳng
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và Đáp án chuẩn: câu hỏi: (Trang 34, 35 mục 3 sgk)
a) Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống căng thẳng như thế nào? Kết quả ra sao?
b) Em hãy kể thêm những cách khác để ứng phó tích cực với tình huống căng thẳng.
Đáp án chuẩn:
a,
- Hải: Hít thở sâu, tự khích lệ -> Thi hùng biện thành công.
- Mai: Chạy thể dục, nói sự thật với bố mẹ -> Thoát khỏi sợ hãi.
- Tuấn: Thay đổi suy nghĩ tích cực -> Không còn căng thẳng.
- Hà: Tìm kiếm sự giúp đỡ từ mẹ -> Thoát khỏi lo âu.
b, Cách chung:
- Nhận diện cảm xúc, tìm hiểu nguyên nhân.
- Suy nghĩ tích cực, vận động, tập thở, yêu thương bản thân.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em cùng các bạn chơi trò chơi “Tiếp sức” kể về những tình huống gây căng thẳng cho học sinh trong cuộc sống: Các thành viên của mỗi đội lần lượt lên kể, nhóm nào kể được nhiều tình huống hơn sẽ thắng cuộc.
Đáp án chuẩn:
- Cãi nhau với bạn bè, người thân.
- Áp lực thi cử, điểm số
- Sự kỳ vọng của bố mẹ về việc học tập
- Gia đình có mâu thuẫn giữa bố mẹ, anh chị, chú bác,….
Câu 2: Hãy viết lại những suy nghĩ, lời nói tiêu cực sau đây thành những suy nghĩ, lời nói tích cực:
a) Mình không thể chấp nhận được lỗi lầm đó.
b) Chẳng ai quan tâm đến mình.
c) Bạn bè không thích chơi với mình.
d) Mình làm gì cũng thất bại.
e) Mình học thế này thì sẽ thi trượt mất.
Đáp án chuẩn:
a) Ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm, vì vậy mình cần phải thừa nhận sai lầm này và cố gắng sửa chữa nó, không để lặp lại nữa.
b) Bởi vì mọi người không biết những khó khăn mà mình đang trải qua nên không thể quan tâm đến mình, vì vậy mình sẽ thành thật kể cho mọi người nghe, mọi người nhất định sẽ giúp mình.
c) Mình sẽ thử tham gia vào các trò chơi cùng với các bạn, có lẽ là các bạn sợ rằng mình không thích các bạn nên mình sẽ chủ động quan tâm các bạn hơn.
d) Mình thất bại là vì mình vẫn chưa đủ cố gắng hoặc là việc này không phù hợp với mình. Mình sẽ tìm những việc phù hợp với bản thân và cố gắng hơn nữa, nhất định sẽ thành công.
e) Có lẽ cách học này của mình chưa được ổn lắm, mình nên thử cách học khác hoặc là nhờ thầy cô, bạn bè giúp đỡ, nhất định sẽ vượt qua bài thi.
Câu 3: Khi căng thẳng, sợ hãi, em có thể tập trung vào hơi thở của mình để giúp bản thân bình tĩnh lại và xử lý tình huống một cách tỉnh táo.
Em hãy ghi lại cảm xúc, cảm nhận cơ thể của mình trước và sau khi thực hiện bài tập này.
- Ngồi trên ghế, thẳng lưng, thả lỏng cơ bắp, hai bàn chân vuông góc trên mặt đất, tay đặt trên đùi.
- Hít vào bằng mũi tối đa để mở rộng lồng ngực, sau đó thở ra từ từ bằng miệng, môi mím giống như thổi sáo.
- Hít vào nhẹ nhàng và đếm trong đầu chậm 1 – 2, đến 2 thì thở ra, đếm trong đầu chậm 1, 2, 3, 4. Có nghĩa là thời gian thở ra dài gấp đôi so với thời gian hít vào.
- Khi hít thở, không cần gắng sức quá nhiều mà chỉ cần hít sâu vừa sức và thở ra vừa sức.
- Lặp đi lặp lại như vậy trong khoảng thời gian 3 đến 5 phút.
Đáp án chuẩn:
+ Trước khi thực hiện các động tác, em cảm thấy: mỏi cổ, căng thẳng, sợ hãi, băn khoăn, hồi hộp, buồn ngủ,….
+ Sau khi thực hiện các động tác, em cảm thấy: cơ thể được thả lỏng nên cảm thấy thoải mái, dễ chịu, đầu óc tỉnh táo,….
Câu 4: Đọc trường hợp dưới đây và Đáp án chuẩn: câu hỏi: (Trang 37 SGK)
Biểu hiện nào cho thấy hai bạn N và M đang bị căng thẳng?
Nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn là gì? Nêu hậu quả của sự căng thẳng đó?
Theo em, N và M nên làm gì để thoát khỏi trường hợp đó?
Đáp án chuẩn:
- Biểu hiện ở mặt tinh thần là N thấy rất lo lắng, căng thẳng và biểu hiện ở mặt thể chất là đau đầu, mất ngủ.
- Nguyên nhân là do khối lượng bài tập cần làm quá nhiều nên N không thể hoàn thành hết được. Sự lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của N.
- Trong trường hợp này, N nên tìm đến sự trợ giúp của bố mẹ, thầy cô. N nên nói rõ tình trạng của mình cho bố mẹ, thầy cô hiểu và N cần dành thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ.
VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch phòng tránh để không bị rơi vào những tình huống này và cách ứng phó tích cực nếu vẫn gặp những tình huống đó.
Đáp án chuẩn:
Mỗi khi cô giáo gọi em lên bảng kiểm tra bài cũ, em đều cảm thấy vô cùng lo lắng và sợ hãi, vì vậy mà thường quên sạch tất cả những gì đã học và không Đáp án chuẩn: được câu hỏi.
Nguyên nhân: Là do tâm lí của em không được vững vàng, dễ tự ti và lo lắng thái quá.
=> Luôn tự học thật kĩ các bài học khi ở nhà, tự luyện tập trước gương hoặc nhờ người lớn cùng trợ giúp để luyện tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận