Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 9: Thành phần biệt lập trong câu

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 9: Thành phần biệt lập trong câu. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Thành phần biệt lập là gì? Cho ví dụ?

Câu 2: Nêu các chức năng của thành phần biệt lập và cho ví dụ?

Câu 3: Nêu các dấu hiệu hiện nhận biết thành phần biệt lập?

Câu 4: Tìm và gọi tên các thành phần biệt lập có trong những câu sau:

  1. Tim tôi đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
  2. Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
  3. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tìm thành phần gọi – đáp trong các câu sau và cho biết thái độ của người nói đối với người nghe?

  1. a) – Việc gì thế, cụ?

- Ông giáo để tôi nói…Nó hơi dài dòng một tý.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo ạ!

  1. b) Trang ơi,…không dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với lớp nhé. Mình….mình…bận.
  2. c) Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
  3. d) Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Câu 2: Tìm thành phần gọi – đáp thành phần cảm thán trong các câu dưới đây. Nêu ý nghĩa của mỗi thành phần đó.

  1. a) Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? (Nguyễn Thành Long)
  2. b) Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (Ngô Tất Tố)
  3. c) Thưa ông, chúng chúa ở Gia Lâm lên đây ạ. (Kim Lân)
  4. d) Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long)

Câu 3: Tìm thành phần phụ chú trong những câu dưới đây. Dấu hiệu hình thức nào giúp em nhận biết thành phần đó? Các thành phần phụ chú đó được dùng làm gì?

  1. a) Trên nền im lặng bao la ấy nổi bật lên một âm thanh văng vẳng mơ hồ nhưng êm dịu như một tiếng hát xa – tiếng suối…(Lê Trí Viễn)
  2. b) Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng: tiếng suối và tiếng hát. (Lê Trí Viễn)
  3. c) Vậy là không cần hành động, không cần biến cố (hai yếu tố này đã bị thiểu giảm tới mức tối đa), tác giả để cho tính cách nhân vật hiện lên qua hai cuộc trò chuyện, nhờ vào đó để triển khai tâm tưởng bề sâu của nhân vật. (Văn Giá)

Câu 4: Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái trong những câu dưới đây. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của mỗi thành phần đó.

  1. a) May ra có lẽ mợ không mắng đâu. (Thạch Lam)
  2. b) Vậy biến đổi khí hậu liên quan thế nào đến nước biển dâng? Trước hết, do nhiệt độ tăng cao, các khối băng, tuyết từ Bắc Cực, Nam Cực và các đỉnh núi cao tan ra, chảy ra biển. (Lưu Quang Hưng)
  3. c) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà khong dám nói. (Ngô Tất Tố)
  4. d) Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo. (Thạch Lam)
  5. e) Trong tầm quan sát của Trần Tế Xương, tất cả mọi vấn đề liên quan đến thi cử đều bị “biến dạng” trong mối quan hệ giữa danh và thực, tài và lực, giữa cái cũ lạc hậu nhưng chưa tiêu tan và cái mới vẫn chưa thắng thế. Nói cách khác, thơ Trần Tế Xương đã hoán cải ngay cả những bi kịch thi cử và thất vọng cá nhân thành một chuỗi cười dài. (Nguyễn Hữu Sơn)

Câu 5: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :

  1. a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

 (Kim Lân, Làng)

  1. b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
  2. c) Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.

(kim Lân, Làng)

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm văn học đã học và đã đọc, trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần tình thái và một thành phần phụ chú được sử dụng trong đoạn văn đã viết.

Câu 2: Tìm và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu văn dưới đây. Thay thế chúng bằng các từ khác và so sánh với cách dùng từ của người viết:

“Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”

(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em, trong đó có sử dụng câu chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm những câu thơ có sử dụng thành phần tình thái mà em đã học hoặc em yêu thích?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 9, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều bài 9, câu hỏi ôn tập 4 mức độ bài 9 Thành phần biệt lập trong câu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác