Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế

Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Dân cư quốc gia là gì? Dân cư quốc gia bao gồm mấy bộ phận? 

Câu 2: Chế độ pháp lí của công dân một quốc gia được quy định tại đâu? 

Câu 3: Chế độ pháp lí của người nước ngoài là gì? 

Câu 4: Em hãy nêu khái niệm chế độ đãi ngộ quốc gia.

Câu 5: Bên cạnh chế độ đãi ngộ quốc gia, em hãy hãy cho biết thế là chế độ đãi ngộ tối huệ quốc? 

Câu 6: Chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài là chế độ gì? Để được hưởng các chế độ đãi ngộ trên, người nước ngoài còn có nghĩa vụ như thế nào? 

Câu 7: Em hãy nêu chế độ pháp lí của người không quốc tịch.

Câu 8: Em hãy cho biết, cư trú chính trị là gì? 

Câu 9: Bảo hộ công dân là hoạt động gì? 

Câu 10: Lãnh thổ quốc gia là gì? Chủ quyền của lãnh thổ được thể hiện ở mấy phương diện, em hãy nêu rõ.

Câu 11: Chủ quyền của lãnh thổ được thể hiện ở mấy phương diện, em hãy nêu rõ.

Câu 12: Lãnh thổ quốc gia được giới hạn bởi đường biên giới. Vậy, biên giới quốc gia gồm những loại biên giới nào? Em hãy nêu các loại biên giới.

Câu 13: Em hãy giới thiệu chế độ pháp lí biên giới.

Câu 14: Vùng nội thủy là gì? Em hãy nêu chế độ pháp lí của vùng nội thủy.

Câu 15: Vùng lãnh hải là gì? Em hãy nêu chế độ pháp lí của vùng lãnh hải.

Câu 16: Em hãy nêu chế độ pháp lí của vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 17: Ở thềm lục địa, các quốc gia ven biển có quyền gì?

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Hãy giải thích sự khác nhau giữa chế độ pháp lí của công dân quốc gia và người nước ngoài.

Câu 2: Vì sao chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chỉ được quy định trong các hiệp định thương mại giữa các quốc gia?

Câu 3: Người không quốc tịch có những quyền và nghĩa vụ gì khi cư trú tại một quốc gia?

Câu 4: So sánh chủ quyền của quốc gia đối với vùng nội thủy và vùng lãnh hải.

Câu 5: Phân tích tầm quan trọng của việc ký kết các điều ước quốc tế về biên giới giữa các quốc gia láng giềng.

Câu 6: Tại sao quốc gia ven biển không thể cản trở quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của mình?

Câu 7: Hãy phân biệt quyền chủ quyền của quốc gia ven biển ở vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Hãy giải thích tại sao một số quốc gia áp dụng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc cho các pháp nhân nước ngoài trong các hiệp định thương mại? Việc áp dụng này có lợi ích gì đối với quốc gia sở tại?

Câu 2: Nếu em là một công dân của quốc gia A đang sống ở quốc gia B và gặp khó khăn về pháp lý, em sẽ làm gì để được bảo hộ công dân từ quốc gia A? Liên hệ với các quy định trong Công ước Viên về quan hệ ngoại giao.

Câu 3: Dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, hãy phân tích quyền của một quốc gia ven biển đối với việc kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Quốc gia đó có thể làm gì trong vùng này?

Câu 4: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về lãnh thổ giữa hai quốc gia có chung đường biên giới, các quốc gia này cần thực hiện những bước nào để giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế?

Câu 5: Một tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển. Hãy giải thích nguyên tắc "đi qua không gây hại" là gì và quốc gia ven biển có thể làm gì nếu tàu này vi phạm nguyên tắc này?

Câu 6: Nếu một quốc gia thực hiện quyền thăm dò và khai thác tài nguyên ở thềm lục địa của mình, các quốc gia khác có quyền lợi gì trong khu vực này? Hãy phân tích dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một quốc gia có thể từ bỏ một phần chủ quyền của mình khi tham gia vào các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc hay Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không? Hãy phân tích các lợi ích và thách thức mà quốc gia đó phải đối mặt.

Câu 2: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, quyền chủ quyền của các quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên có nên được điều chỉnh để bảo vệ lợi ích toàn cầu không? Hãy phân tích và đưa ra giải pháp.

Câu 3: Hãy phân tích vai trò của công dân toàn cầu trong việc thúc đẩy sự phát triển của luật quốc tế, đặc biệt là trong các vấn đề nhân quyền và môi trường. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 15: Công pháp quốc tế về dân, Bài tập Ôn tập Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 15: Công pháp quốc tế về dân, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 15: Công pháp quốc tế về dân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác