Giải Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Giải bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập  sách Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. chương trình mới

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Em hãy kể một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong học tập.

1. QUYỀN CỦA CÔNG DÂN TRONG HỌC TẬP.

Câu hỏi:

1/ Em hãy xác định quyền học tập của công dân được đề cập đến trong trường hợp 1 và 2.

2/ Em có nhận xét gì về việc thực hiện quyền học tập của công dân trong trường hợp 3? Nếu là N, em sẽ làm gì để thực hiện quyền học tập của mình?

3/ Theo em, những hành vi xâm phạm quyền học tập của công dân có thể dẫn tới hậu quả gì?

2. NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HỌC TẬP

Câu hỏi:

1/ Trong các trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập? Vì sao?

2/ Theo em, hành vi vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập có thể dẫn đến những hậu quả gì?

LUYỆN TẬP

Câu 1: Những nhận định dưới đây về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân là đúng hay sai? Vì sao?

a. Công dân có quyền được tuỳ ý học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích của mình.

b. Học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên cộng điểm trong các kì xét tuyển đại học là thể hiện quyền bình đẳng trong học tập.

c. Công dân có quyền học ở các bậc học theo quy định của pháp luật là thể hiện quyền học tập thường xuyên.

d. Học sinh chỉ có nghĩa vụ tôn trọng quyền học tập của bản thân.

Câu 2: Các chủ thể trong mỗi trường hợp dưới đây đã thực hiện quyền và nghĩa vụ nào của công dân trong học tập? Giải thích vì sao.

a. Năm lớp 12, T đoạt giải Nhất môn Toán trong kì thi Học sinh Giỏi cấp Quốc gia nên sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, T được tuyển thẳng vào ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học B.

b. Dù đã có hai bằng đại học nhưng cô giáo Y vẫn quyết tâm theo đuổi việc học để lấy thêm một bằng đại học ngoại ngữ

c. Chị K (là nhân viên hành chính của một công ty luật) đã đăng kí tham gia xét tuyển hệ đào tạo vừa làm vừa học của Trường Đại học N để nâng cao trình độ chuyên môn.

d. Suốt 12 năm học, A luôn chăm chỉ học tập, nghiêm túc tuân thủ nội quy của trường học và các quy định của pháp luật, tôn trọng giáo viên, hoà đồng với bạn bè.

Câu 3: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi: 

a. Gần đây, Trường Đại học C tổ chức kì thi kết thúc học phần nhưng do không nắm vững kiến thức các môn học nên M (sinh viên Trường Đại học C) quyết định tìm người thi hộ. Thông qua mạng xã hội, M thuê B (sinh viên một trường đại học khác trên địa bàn) thì hộ hai môn chuyên ngành với giá 600.000 đồng/môn. Tuy nhiên, khi B đang sử dụng giấy tờ giả để tham dự kỳ thi hộ M thì đã bị giám thị phát hiện.

1/ Em có nhận xét gì về việc làm của M và B?
2/ Theo em, hành vi của B và M sẽ dẫn tới hậu quả gì? 

b. Trước đây, điều kiện gia đình khó khăn nên ông Đ phải nghỉ học giữa chừng để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Mỗi khi nhìn bạn bè theo đuổi con đường học tập, ông luôn cảm thấy tiếc nuối. Khi lập gia đình và có con, ông Đ đặt hết mọi kì vọng của bản thân lên các con của mình. Vì vậy, ông luôn cố gắng tạo điều kiện về kinh tế để các con yên tâm học tập nhưng lại luôn so sánh, tạo sức ép, bắt các con phải tập trung học tập, ngăn cấm các con tham gia những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và những hoạt động xã hội khác. Gần đây, khi nhận tin con trai cả không thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, ông Đ vô cùng tức giận. Ông dùng nhiều lời lẽ tiêu cực để so sánh con với các bạn học khác và tuyên bố không cho con đi học. 

1/ Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của ông Đ trong tình huống trên?
2/ Nếu là con trai cả trong gia đình ông Đ, em sẽ làm gì?

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ trong học tập của công dân trong cuộc sống hằng ngày? Thời gian tới, em dự định sẽ làm gì để tiếp tục thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ đó?

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: A thường xuyên bỏ học để đi chơi game. Theo em, A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ nào?

Câu hỏi 2: C muốn học một ngành nghề mà bố mẹ không đồng ý. C nên giải quyết như thế nào?

Câu hỏi 3: Theo em, cần phải làm gì để tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có cơ hội được học tập?

Câu hỏi 4: Em hãy tìm hiểu về các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Câu hỏi 5: Nêu những nghĩa vụ của học sinh đối với nhà trường.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, Giải chi tiết Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức mới, Giải Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác