Giải Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Giải bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế  sách Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. chương trình mới

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Em hãy nêu một văn hóa hoặc một quy phạm pháp luật quốc tế mà em biết.

1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết nội dung thông tin trên phản ánh vai trò gì của pháp luật quốc tế.

2/ Theo em, pháp luật quốc tế thể hiện vai trò gì trong vụ việc được nêu ở tình huống trên?

3/ Từ các thông tin và sự hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là pháp luật quốc tế? Vai trò của pháp luật quốc tế được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?

2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết, việc các quốc gia tham gia thành lập, xin gia nhập và rút khỏi EU phù hợp với những nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế. Vì sao?

2/ Theo em, hành vi thực hiện chính sách cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba là sự vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế? Vì sao?

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA

Câu hỏi:

1/ Theo em, các thông tin trên đề cập tới mối quan hệ nào giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia? Mối quan hệ đó được biểu hiện như thế nào?

2/ Từ các thông tin trên, em hãy nêu khái quát tác động qua lại giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia, cho ví dụ minh hoạ.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy cho biết nhận định nào dưới đây phù hợp với khái niệm pháp luật quốc tế. Vì sao?

a. Pháp luật quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật được các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

b. Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Câu 2: Em hãy phân tích vai trò của pháp luật quốc tế được thể hiện qua thông tin dưới đây.

Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) quy định hình thức của hợp đồng mua bàn có thể bằng văn bản hoặc telex hoặc điện tin. Phù hợp với quy định này, Luật Thương mại năm 2005 của nước ta quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương” (khoản 2 Điều 27). Dựa vào các quy định của hai văn bản trên, Công ty A của Việt Nam đã kí hợp đồng mua bản gạo bằng văn bản với Công ty B của Philipines.

Câu 3: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

a. Sau hàng chục năm có xung đột vũ trang với nhau, Việt Nam và Mỹ đã đàm phán, thỏa thuận với nhau kí kết Hiệp định Pari năm 1973 để chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

b. Do tranh chấp lãnh thổ nên xung đột vũ trang đã nổ ra giữa hai nước N và nước U. Sau khi nổ ra vụ xung đột này, Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt xung đột giữa hai nước và nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ pháp luật quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, nhất là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

Câu 4: Em hãy phân tích mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia được thể hiện qua thông tin dưới đây.

Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18 – 12 – 1979. Việt Nam đã ký tham gia Công ước này vào ngày 29 – 7 – 1980 và phê chuẩn vào ngày 2711 1981. Sau đó, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 để nội luật hoá một số điều khoản nhằm thực hiện Công ước ở Việt Nam. Điều 3 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu về việc Việt Nam tham gia ký kết hay gia nhập một điều ước quốc tế hoặc ký kết điều ước quốc tế để thiết lập quan hệ với quốc gia khác và chia sẻ ý nghĩa của việc làm đó.

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, Giải chi tiết Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức mới, Giải Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Bình luận

Giải bài tập những môn khác