Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1 Pháp luật quốc tế ảnh hưởng đến

  • A. các mối quan hệ của pháp luật quốc tế.
  • B. sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế.
  • C. cấu trúc hệ thống pháp luật quốc tế.
  • D. toàn bộ nội dung của pháp luật quốc tế.

Câu 2: Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

  • A. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.
  • B. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hào bình.
  • C. Nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
  • D. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

Câu 3: Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?

  • A. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
  • B. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.
  • C. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.
  • D. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.

Câu 4: Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy luật của pháp luật

  • A. do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.
  • B. do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thỏa thuận xây dựng nên.
  • C. do các chủ thể của các ngành luật thỏa thuận xây dựng nên.
  • D. do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng về pháp luật quốc tế?

  • A. Là hệ thống nguyên tắc và quy phạm phap luật được các quốc gia và chủ thể khác.
  • B. Được xây dựng trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện.
  • C. Vai trò và nguyên tắc đã tạo nên pháp luật quốc tế.
  • D. Được thể hiện qua Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.

Câu 6: Pháp luật quốc tế có vai trò

  • A. là cơ sở để chấm dứt chiến tranh trên thế giới.
  • B. là cơ sở để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
  • C. là nguồn gốc để hạn chế các cuộc xâm lược.
  • D. là lí do để các quốc gia yêu chuộng hòa bình.

Câu 7: Pháp luật quốc tế có mấy nguyên tắc cơ bản?

  • A. Bốn nguyên tắc.
  • B. Năm nguyên tắc.
  • C. Sáu nguyên tắc.
  • D. Bảy nguyên tắc.

Câu 8: Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1987.
  • B. Năm 1988.
  • C. Năm 1989.
  • D. Năm 1990.

Câu 9: Pháp luật quốc tế là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của các quốc gia?

  • A. Hợp tác giữa các quốc gia để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng công nghiệp.
  • B. Hợp tác giữa các công ty của các nước để phát triển kinh tế - thương mại trong các lĩnh vực.
  • C. Hợp tác giữa các quốc gia về kinh tế - thương mại, khoa học kĩ thuật, công nghệ, văn hóa, giáo dục và bảo vệ môi trường.
  • D. Hợp tác giữa các tổ chức quốc tế và phát triển sản xuất, kinh doanh, thương mại.

Câu 10: Pháp luật quốc tế tác động đến

  • A. sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.
  • B. từng quy định của pháp luật quốc gia.
  • C. sự xuất hiện ngành luật mới của pháp luật quốc gia.
  • D. các nội dung mới của pháp luật quốc gia.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác