Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Trắc nghiệm

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế?

  • A. Tạo điều kiện để giải quyết việc làm.
  • B. Tạo đà phát triển nhanh và vững chắc cho nền kinh tế.
  • C. Nâng cao phúc lợi xã hội.
  • D. Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Câu 2: Ý nghĩa về sự tăng lên của GDP VÀ GNI trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế?

  • A. Phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập, mức sống của người dân có sự cải thiện.
  • B. Là thước đo sản lượng của thế giới.
  • C. Tạo điều kiện để giải quyết việc làm.
  • D. Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các tiêu chí.

Câu 3: Chỉ tiêu phát triển kinh tế bao gồm:

  • A. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
  • B. Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • C. Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 4: Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:

  • A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về chất, phát triển kinh tế phản ánh sự biến đổi về lượng.
  • B. Tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn, bao hàm cả tăng trưởng kinh tế lẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội.
  • C. Tăng trưởng kinh tế có phạm vi rộng hơn phát triển kinh tế
  • D. Phát triển kinh tế bao hàm cả tăng trưởng kinh tế

Câu 5: Phát triển bền vững là gì?

  • A. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển chính trị, phát triển xã hội.
  • B. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội.
  • C. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, phát triển xã hội.
  • D. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển dịch vụ, phát triển xã hội.

Câu 6: Cơ cấu kinh tế là gì?

  • A. Là sự lớn lên về quy mô với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội.
  • B. Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các tiêu chí.
  • C. Là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc gia.
  • D. Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.

Câu 7: Tổng thu nhập quốc dân được viết tắt là gì?

  • A. USD.
  • B. HDI.
  • C. GNI.
  • D. GDP.

Câu 8: GDP là gì?

  • A. Là thước đo sản lượng quốc gia.
  • B. Là thước đo sản lượng châu lục.
  • C. Là thước đo sản lượng của thế giới.
  • D. Là thước đo sản lượng thành phố.

Câu 9: Đâu không phải là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?

  • A. Tổng sản phẩm quốc nội.
  • B. Tổng thu nhập quốc dân.
  • C. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
  • D. Tổng thu nhập kinh tế.

Câu 10: Vì sao tiến bộ xã hội là đích hướng tới trong chiến lược phát triển của các quốc gia?

  • A. Vì thực chất của tiến bộ xã hội là giải quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
  • B. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở việc nâng cao đời sống vật chất của mỗi người dân trong một quốc gia.

Câu 11: Tăng trưởng kinh tế là:

  • A. sự tăng lên trong thu nhập của mỗi cá nhân trong một thời kì nhất định.
  • B. sự tăng lên về tài sản của từng người trong xã hội trong năm nay so với năm trước.
  • C. sự gia tăng về quy mô của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định.
  • D. sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định.

Câu 12: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa các mặt nào của sự phát triển?

  • A. Kinh tế, xã hội và y tế.
  • B. Kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
  • C. Giáo dục, xã hội và kinh tế.
  • D. Bảo vệ môi trường, giáo dục và kinh tế.

Câu 13: Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập phản ánh tình trạng gì?

  • A. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng phân hóa rõ rệt.
  • B. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư.
  • C. Mức sống của người dân ngày càng tăng lên.
  • D. Sự phát triển của con người qua các tiêu chí.

Câu 14: Trong các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội dưới đây, chỉ tiêu nào không phải là chỉ tiêu thành phần thuộc về Chỉ số phát triển con người?

  • A. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.
  • B. Số năm đi học bình quân và số năm đi học kì vọng.
  • C. Tỉ lệ nghèo đa chiều.
  • D. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 15: Điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam là:

  • A. tăng trưởng kinh tế.
  • B. phát triển con người.
  • C. phát triển kinh tế.
  • D. phát triển bền vững.

Câu 16: Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người là:

  • A. thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm.
  • B. thước đo mức sống người dân của một quốc gia.
  • C. thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định.
  • D. thước đo sản lượng quốc gia.

Câu 17: Phát triển kinh tế là:

  • A. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.
  • B. làm cho trình dộ phát triển sản xuất của quốc gia được nâng cao cả về lực lượng lẫn sản xuất.
  • C. sự gia tăng về lượng của GDP, GNI nhưng bên trong là sự lớn lên của các nguồn lực.
  • D. điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển.

Câu 18: Phát triển kinh tế có vai trò quan trọng trong việc:

  • A. tạo điều kiện để có thêm việc làm.
  • B. phát triển năng lực cạnh tranh.
  • C. nâng cao trình độ, hiệu quả sản xuất của nền kinh tế.
  • D. tăng tích lũy để mở rộng sản xuất.

Câu 19: Đâu không là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?

  • A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
  • B. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
  • C. Chỉ số về tiến bộ xã hội.
  • D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

Câu 20. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí tạo ra:

  • A. những tác động tiêu cực, cản trở quá trình phát triển bền vững của quốc gia.
  • B. nâng cao chất lượng tăng trưởng.
  • C. giữ vững ổn định chính trị.
  • D. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác