Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Trắc nghiệm

Câu 1: Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như:

  • A. quyền bầu cử, ứng cử,...
  • B. quyền tự do ngôn luận.
  • C. quyền tự do kinh doanh.
  • D. quyền tiếp cận thông tin.

Câu 2: Chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài không bao gồm:

  • A. Chế độ đối xử quốc gia
  • B. Chế độ tối huệ quốc
  • C. Chế độ đối xử đặc biệt
  • D. Chế độ cấm vận, hạn chế

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là chế độ pháp lí của công dân?

  • A. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.
  • B. Đa số các nước quy định chế độ pháp lí cho công dân rộng nhất trong ba bộ phận của dân cư.
  • C. Là chế độ mà nước sở tại cho phép người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước mình được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,…
  • D. Cùng cư trú và sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, song có rất nhiều quyền và nghĩa vụ mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.

Câu 4: Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm

  • A. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.
  • B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.
  • C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.
  • D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.

Câu 5: Vào cuối năm 2023, trước tình hình tại Myanmar có nhiều diễn biến phức tạp, đe doạ an toàn tính mạng của công dân Việt Nam tại khu vực này, Bộ Công an đã phối hợp với Cục Lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xác minh, cấp hộ chiếu và tổ chức các chuyến bay đưa hàng trăm công dân Việt Nam từ Myanmar về nước.

  • A. Các hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam tại Myanmar.
  • B. Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Myanmar
  • C. Chính phủ Việt Nam chia sẻ khó khăn với chính quyền Myanmar.
  • D. Chính sách về cư trú chính trị dành cho người nước ngoài tại Myanmar.

Câu 6: Đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa,… - được gọi là:

  • A. Biên giới quốc gia trên bộ.
  • B. Biên giới quốc gia trên biển.
  • C. Biên giới quốc gia trên không.
  • D. Biên giới quốc gia trong lòng đất.

Câu 7: Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng và quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Lãnh thổ quốc gia.
  • B. Biên giới quốc gia.
  • C. Chủ quyền quốc gia.
  • D. Giới hạn quốc gia.

Câu 8: Người nước ngoài nào dưới đây không thuộc thành phần dân cư Việt Nam?

  • A. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.
  • B. Người nước ngoài đang du lịch tại Việt Nam.
  • C. Người nước ngoài đang làm việc trong doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • D. Người nước ngoài đang thực hiện dự án hợp tác kinh tế tại Việt Nam.

Câu 9: Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phí biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Vùng biển phía ngoài nội thủy.
  • B. Đường cơ sở của quốc gia ven biển.
  • C. Vùng biển tiếp liền nội thủy.
  • D. Lãnh hải của quốc gia ven biển.

Câu 10: Trong thềm lục địa, quốc gia ven biển có đặc quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền tự quyết và quyền chủ quyền.
  • B. Quyền tài phán và quyền cho phép.
  • C. Quyền chủ quyền và quyền tài phán.
  • D. Quyền chủ quyền và chủ quyền.

Câu 11: Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản nào dưới đây?

  • A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
  • B. Tự do biển cả, tự do hàng không, tự do khai thác đáy biển dưới vùng đặc quyền kinh tế.
  • C. Tự do bay trên biển quốc tế, tự do khai thác hải sản, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. 
  • D. Tự do đi lại, tự do hàng không, tự do nghiên cứu khoa học biển.

Câu 12: Bảo bộ công dân là

  • A. hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài.
  • B. thể hiện sự giúp đỡ về mọi mặt cho công dân của nước mình.
  • C. sự giúp đỡ của Nhà nước đối với công dân đang sinh sống tại đất nước.
  • D. hoạt động của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền bảo hộ cho công dân nước khác đang sinh sống và làm việc.

Câu 13: Đối tượng cư dân nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau đây?

Địa vị pháp lí ở nước sở tại rất thấp, họ không được hưởng các quyền dân sự và lao động mà người nước ngoài được hưởng; họ cũng không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kì nước nào.

  • A. Công dân nước sở tại.
  • B. Người không quốc tịch.
  • C. Người lao động nước ngoài.
  • D. Công dân nước ngoài.

Câu 14: Đâu không phải là chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài?

  • A. Gồm chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa.
  • B. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.
  • C. Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan, nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.
  • D. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.

Câu 15: Trường hợp mất quốc tịch nào dưới đây là biện pháp trừng phạt của Nhà nước?

  • A. Bị tước quốc tịch.
  • B. Không có trường hợp nào.
  • C. Thôi quốc tịch.
  • D. Nhập tịch nức khác.

Câu 16: Ý nào sau đây không đúng khi nói công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia?

  • A. Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn hoàn, tuyệt đối hay riêng biệt của nhiều quốc gia.
  • B. Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện.
  • C. Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ của quốc gia khác.
  • D. Chế độ pháp lí biên giới của mỗi quốc gia đều được quy định trong pháp luật quốc gia đó và các điều ước quốc tế giữa quốc gia đó với các quốc gia có chung đường biên giới.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng yêu cầu của pháp luật quốc tế đối với các quốc gia trong vấn đề cư trú chính trị?

  • A. Giứp đỡ những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
  • B. Không trao quyền cư trú cho những kẻ phạm tội quốc tế.
  • C. Giúp đỡ những người đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân loại.
  • D. Trao quyền cư trú cho mọi công dân nước ngoài.

Câu 18: Viên chức lãnh sự không có quyền nào sau đây?

  • A. Quyền miễn trừ thuế và lệ phí.
  • B. Quyền miễn trừ và ưu đãi hải quan.
  • C. Quyền miễn trừ xét xử dân sự và hành chính.
  • D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong mọi trường hợp.

Câu 19: Chế độ đối xử đặc biệt thường được áp dụng với đối tượng cư dân nào sau đây?

  • A. Công dân nước sở tại.
  • B. Người không quốc tịch.
  • C. Viên chức của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại.
  • D. Doanh nhân nước ngoài đang sản xuất, kinh doanh tại nước sở tại.

Câu 20: Viên chức ngoại giao không có quyền nào sau đây?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, tài liệu, thư tín và tương tiện đi lại.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • C. Quyền được phép biết bí mật quốc gia của nước tiếp nhận.
  • D. Quyền tự do đi lại trong phạm vi mà pháp luật của nước sở tại quy định, trừ những vùng lãnh thổ có quy định riêng vì lí do an ninh và bí mật quốc gia.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác