Siêu nhanh giải bài 15 Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
Giải siêu nhanh bài 15 Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
MỞ ĐẦU
Các quốc gia trên thế giới hiện nay khi có tranh chấp với quốc gia khác về lãnh thổ, biên giới và các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia của mình thường dựa vào quy định của pháp luật quốc tế để thương lượng với nhau. Em hãy nêu tên và chia sẻ những hiểu biết của mình về công ước quốc tế quan trọng nhất liên quan đến các lĩnh vực này.
Giải rút gọn:
Công ước quốc tế quan trọng nhất liên quan đến lãnh thổ, biên giới và các vùng biển là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Công ước này quy định mỗi quốc gia ven biển có quyền xác lập 5 vùng biển quan trọng. Việt Nam đã dựa vào UNCLOS 1982 để giải quyết tranh chấp ranh giới biển, thềm lục địa.
1. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ
a) Chế độ pháp lí của các bộ phận dân cư trong quốc gia
Câu hỏi:
1/ Em hãy nêu các quy định của công pháp quốc tế về dân cư và lấy ví dụ minh hoạ.
2/ Theo em, khi sinh sống và cư trú hợp pháp ở nước M, ông A có thể có những quyền và nghĩa vụ gì?
3/ Hành vi của những người quá khích được nêu trong tình huống trên có vi phạm pháp luật quốc tế không? Vì sao?
Giải rút gọn:
1/ Công pháp quốc tế quy định dân cư là những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó. Dân cư được phân loại dựa vào quốc tịch. Ví dụ: Người Việt di cư đến Mỹ và trở thành công dân Mỹ sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Mỹ.
2/ Ông A khi cư trú hợp pháp ở nước M có quyền tự do đi lại, bảo vệ pháp lý, kinh doanh và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, đóng góp cho xã hội. Trong trường hợp ông A bị nhóm người quá khích tấn công, ông A có quyền yêu cầu sự can thiệp của cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu cần, ông A cũng có quyền khởi kiện những người đã vi phạm quyền lợi của mình trước toà án.
3/ Hành vi của nhóm người quá khích đã vi phạm pháp luật quốc tế do phân biệt đối xử và vi phạm quyền con người của ông A. Ông A có quyền yêu cầu bảo vệ pháp lý.
b) Vấn đề cư trú chính trị và bảo hộ công dân
Câu hỏi:
1/ Trong trường hợp 1, việc nước V chấp nhận cho ông T cư trú chính trị là phù hợp hay trái với quy định của pháp luật quốc tế? Vì sao?
2/ Việc các cơ quan chức năng của Việt Nam quyết định trục xuất một số đối tượng là người nước ngoài được nêu trong trường hợp 2 có trái với quy định của pháp luật quốc tế không? Vì sao?
Giải rút gọn:
1/ Việc nước V chấp nhận cho ông T cư trú chính trị phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế do ông T đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
2/ Việc Việt Nam trục xuất một số người nước ngoài không trái với quy định của pháp luật quốc tế vì mỗi quốc gia có quyền quyết định việc trục xuất người nước ngoài. Trong trường hợp này, các đối tượng bị trục xuất là những người thuộc diện truy nã quốc tế.
Câu hỏi: Theo em, việc các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp để đưa công dân Việt Nam từ Myanmar về nước có phải là bảo hộ công dân không? Vì sao? Hãy lấy ví dụ cụ thể về một trường hợp bảo hộ công dân khác của Việt Nam.
Giải rút gọn:
Việc Việt Nam đưa công dân từ Myanmar về nước là hình thức bảo hộ công dân, vì nhà nước đã bảo vệ quyền và lợi ích của công dân ở nước ngoài.
Một ví dụ khác, trong dịch COVID-19, Việt Nam đã bảo hộ và đưa về nước gần 200.000 công dân từ hơn 60 quốc gia/vùng lãnh thổ. Đây là minh chứng cho sự hiệu quả trong việc bảo hộ công dân của nhà nước Việt Nam.
2. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Câu hỏi: Theo em, ở thông tin trên, chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ của Việt Nam được thể hiện như thế nào? Việc các nước đế quốc, thực dân xâm chiếm và đô hộ nước ta trước đây có phải là vi phạm pháp luật quốc tế không? Vì sao?
Giải rút gọn:
Chủ quyền quốc gia của Việt Nam được thể hiện qua việc tự quyết, tự định đoạt số phận về lãnh thổ và thực thi pháp lý tự chủ.
Việc các nước đế quốc, thực dân xâm chiếm và đô hộ nước ta trước đây là vi phạm pháp luật quốc tế, vì các quốc gia không được sử dụng vũ lực chống lại “toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị” của một quốc gia khác.
Câu hỏi: Em hãy cho biết việc Việt Nam ban hành Luật Biên giới quốc gia và tham gia kí kết các văn bản pháp luật được nêu trong thông tin trên với các nước láng giềng là nhằm mục đích gì?
Giải rút gọn:
Việc Việt Nam ban hành Luật Biên giới quốc gia và kí kết các văn bản pháp luật với các nước láng giềng nhằm mục đích xác định rõ ràng biên giới, bảo vệ chủ quyền, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, giải quyết vấn đề biên giới thông qua đàm phán, và phát triển kinh tế - xã hội.
3. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN CỦA QUỐC GIA
a) Pháp luật quốc tế về các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia
Câu hỏi:
1/ Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng nội thuỷ và vùng lãnh hải được thể hiện như thế nào?
2/ Trong trường hợp trên, sự di chuyển của phương tiện nào là phù hợp với pháp luật quốc tế và phương tiện nào vi phạm pháp luật quốc tế? Vì sao?
Giải rút gọn:
1/ Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn trong vùng nội thuỷ và chủ quyền trừ quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải.
2/ Tàu thuỷ của nước B di chuyển phù hợp với pháp luật quốc tế khi đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Tàu thuỷ của nước A vi phạm pháp luật quốc tế khi đi vào vùng lãnh hải và nội thuỷ của Việt Nam mà chỉ thông báo, không xin phép.
b) Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia
Câu hỏi:
1/ Em hãy cho biết quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình thể hiện như thế nào. Ngoài quyền, Việt Nam có nghĩa vụ quốc tế gì trong các vùng biển này không? Vì sao?
2/ Trong tình huống trên, hành vi của quốc gia nào là phù hợp với pháp luật quốc tế và hành vi của quốc gia nào là vi phạm pháp luật quốc tế? Vì sao?
Giải rút gọn:
1/ Việt Nam có quyền chủ quyền trong vùng tiếp giáp lãnh hải, thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam còn có nghĩa vụ không cản trở quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
2/ Hành vi của nước P phù hợp với pháp luật quốc tế khi bảo vệ quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế. Hành vi của nước T vi phạm pháp luật quốc tế khi đặt phương tiện thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước P mà không có sự đồng ý của nước P.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy cho biết mỗi chủ thể trong các trường hợp dưới đây thuộc bộ phận nào của dân cư và xác định chế độ pháp lí có thể được áp dụng đối với mỗi chủ thể đó.
a. Bà E là doanh nhân của Nhật Bản và là nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp do bà làm chủ chuyên sản xuất giày da xuất khẩu. Người lao động trong doanh nghiệp của bà có cả công dân Nhật Bản, công dân Việt Nam và người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở nước ta.
b. Ông P là nhân viên Đại sứ quán của Hàn Quốc ở Việt Nam và bà Q là nhân viên lãnh sự quán của Pháp tại Việt Nam.
Giải rút gọn:
a. Bà E là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, chế độ pháp lý áp dụng là chế độ đãi ngộ tối huệ quốc. Người lao động trong doanh nghiệp của bà E thuộc các bộ phận dân cư khác nhau tùy thuộc vào tình trạng quốc tịch và cư trú.
b. Ông P và bà Q thuộc bộ phận dân cư là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, do là nhân viên của cơ quan ngoại giao, nên chế độ pháp lý áp dụng đối với ông P và bà Q là chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài.
Câu 2: Theo em, trong các trường hợp dưới đây, hành vi của chủ thể nào là phù hợp và hành vi của chủ thể nào là vi phạm pháp luật quốc tế? Vì sao?
a. Ông M là công dân của nước N, do tích cực đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở nước N nên ông đã xin tị nạn ở Đức và được nước này chấp nhận.
b. Hiệp định về quy chế quản lí biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy định: “Điều 5. Những hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới: Kích động hoặc phá hoại an ninh, an toàn xã hội và trật tự công cộng, bắn súng qua biên giới, gây nổ, chặt phá và đốt cây trong vành đai biên giới; xâm canh, xâm cư, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lâm thổ sản, thuỷ sản trái phép và các hành vi khác gây nguy hại cho quốc phòng, an ninh và sức khoẻ con người”. Ngày 30-11-2023, ông A (30 tuổi) là công dân Lào sống ở khu vực biên giới Việt Nam – Lào đã lén lút khai thác lâm thổ sản trong một khu rừng ven biên giới ở phía lãnh thổ của Việt Nam.
Giải rút gọn:
a. Hành vi của ông M phù hợp với pháp luật quốc tế khi xin tị nạn ở Đức do đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở nước N.
b. Hành vi của ông A vi phạm pháp luật quốc tế khi lén lút khai thác lâm thổ sản trong một khu rừng ven biên giới ở phía lãnh thổ của Việt Nam. Điều này vi phạm Hiệp định về quy chế quản lí biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Lào.
Câu 3: Theo em, hoạt động của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong trường hợp sau có phải là bảo hộ công dân không? Vì sao?
Khi xảy ra trận động đất mạnh ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến nhiều người thiệt mạng. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ta đã đã công bố đường dây nóng của cơ quan, đồng thời liên hệ với cơ quan chức năng của nước sở tại và bà con cộng đồng người Việt tìm hiểu thông tin và sẵn sàng triển khai các biện pháp giúp đỡ trong trường hợp có công dân Việt Nam là nạn nhân.
Giải rút gọn:
Hoạt động của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong trường hợp này là bảo hộ công dân. Các cơ quan nhà nước đã giúp đỡ người dân ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách công bố đường dây nóng, liên hệ với cơ quan chức năng của nước sở tại và sẵn sàng giúp đỡ công dân Việt Nam là nạn nhân.
Câu 4: Em hãy phân tích mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia được thể hiện qua thông tin dưới đây.
Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18 – 12 – 1979. Việt Nam đã kí tham gia Công ước này vào ngày 29 – 7 – 1980 và phê chuẩn vào ngày 2711 1981. Sau đó, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 để nội luật hoá một số điều khoản nhằm thực hiện Công ước ở Việt Nam. Điều 3 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Giải rút gọn:
Thông tin trên thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia như sau:
Việt Nam đã nội luật hóa Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) vào luật quốc gia, thể hiện trách nhiệm quốc tế. Khi có mâu thuẫn giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia, Việt Nam ưu tiên áp dụng quy định của điều ước quốc tế, thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật quốc tế.
Câu 5: Trong số các tàu cá vi phạm pháp luật ở nước ta thời gian qua có tàu vi phạm vì không có giấy phép khai thác nên bị xử phạt vi phạm hành chính, có tàu vi phạm vùng biển nước ngoài bị lực lượng chức năng của nước ngoài bắt giữ. Em hãy cho biết:
1/ Trong số các tàu nêu trên, loại tàu nào vi phạm pháp luật Việt Nam và loại tàu nào vi phạm pháp luật quốc tế? Vì sao?
2/ Trong trường trên, tại sao lực lượng chức năng của nước ngoài có thể bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam? Hành vi đó có bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế không? Vì sao?
Giải rút gọn:
1/ Trong số các tàu nêu trên: Tàu không có giấy phép khai thác vi phạm pháp luật Việt Nam. Tàu vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ vi phạm pháp luật quốc tế.
2/ Lực lượng chức năng của nước ngoài có thể bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam khi họ vi phạm vùng biển của nước đó, điều này không vi phạm pháp luật quốc tế. Việc bắt giữ phải tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế và các hiệp định quốc tế mà cả hai quốc gia đều là thành viên.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng một bài thuyết trình nhằm tuyên truyền pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam hoặc pháp luật về các vùng biển thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của Việt Nam. Hãy chia sẻ sản phẩm của nhóm em với cả lớp.
Giải rút gọn:
Bài thuyết trình của nhóm em về pháp luật các vùng biển thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của Việt Nam gồm:
Giới thiệu về quyền chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển.
Phân tích các vùng biển thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của Việt Nam bao gồm: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Kết luận về trách nhiệm và quyền lợi chính đáng của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên các vùng biển.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức bài 15, Giải bài 15 Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 15 Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận