Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Trắc nghiệm

Câu 1: Đọc thông tin sau và chọn câu đúng.

   Năm 2021, Chùa Đậu – di tích lịch sử được mệnh danh là “Danh lam đệ nhất trời Nam” bỗng nhiên bị làm mới. Công trình hàng nghìn năm tuổi với nhiều hạng mục được xây thêm, làm mới khiến nhiều người chua xót: Chùa Đậu giờ chỉ còn 1 năm tuổi, nhưng có người lại cho rằng, chỉ vài năm nữa, rêu xanh sẽ mọc lên và các hạng mục được xây mới, sửa chữa sẽ lại nhuốm màu cổ kính như xưa. Câu chuyện của Chùa Đậu được làm mới vốn không mới, nhưng lại xảy ra thường xuyên tại hầu hết các địa phương trong cả nước.

  • A. Với việc làm mới, Chùa Đậu làm mất đi vẻ cổ kính và không giữ được lịch sử hàng nghìn năm.
  • B. Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa bằng cách tranh cãi về việc nên/không nên làm mới các di tích lịch sử.
  • C. Nhiều hạng mục được xây thêm và làm mới khiến Chùa Đậu mất đi vẻ cổ kính là dấu hiệu công dân lạm dụng quyền bảo vệ di sản văn hóa.
  • D. Xử lí hành vi làm mới ở di tích lịch sử Chùa Đậu sẽ ngăn chặn được hiện tượng này ở hầu hết các địa phương khác.

Câu 2: Nhận định đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

  • A. Cá nhân phát hiện di sản văn hoá thì có quyền sở hữu đối với di sản văn hoá đó.
  • B. Tố cáo các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân.
  • C. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá là thực hiện quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá.
  • D. Tham gia giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường là tài nguyên thiên nhiên là quyền của công dân.

Câu 3: Hành vi sau đây tuân thủ quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá? 

  • A. Anh A buôn bán có vật nhằm thu lợi bất chính.
  • B. Ông K phát hiện các di vật trong đình làng bị mất nhưng không thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền.
  • C. Anh V, nhân viên khu di tích, không hỗ trợ giới thiệu về khu di tích cho khách tham quan. viên khu di tích không hỗ trợ giới thiệu
  • D. Công dân có quyền tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Câu 4: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” được khẳng định ở 

  • A. Điều 43 Hiến pháp năm 2013.
  • B. Điều 41 Hiến pháp năm 2013.
  • C. Điều 40 Hiến pháp năm 2013.
  • D. Điều 42 Hiến pháp năm 2013.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, cá nhân, công dân không có quyền nào dưới đây?

  • A. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.
  • B. Định đoạt việc sử dụng và khai thác di sản văn hóa.
  • C. Tham gia nghiên cứu giá trị của các di sản văn hóa.
  • D. Sử hữu hợp pháp giá trị mà di sản văn hóa mang lại.

Câu 6: Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ gìn giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Sử dụng di sản văn hóa.
  • B. Bảo vệ di sản văn hóa.
  • C. Tái tạo di sản văn hóa.
  • D. Chuyển giao di sản văn hóa.

Câu 7:Pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Tham quan các di sản văn hóa.
  • B. Biểu diễn các loại hình nghệ thuật.
  • C. Tiếp cận các giá trị văn hóa.
  • D. Giao nộp cổ vật do mình tìm được.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây là đúng về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Nộp thuế bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
  • B. Tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
  • C. Không phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm đến môi trường.
  • D. Không cần thu gom các chất thải vì đã có nhân viên vệ sinh môi trường.

Câu 9: Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền nào sau đây?

  • A. Tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • B. Sống trong môi trường trong lành.
  • C. Đóng góp nghĩa vụ tài chính.
  • D. Tố cáo các hành vi vi phạm.

Câu 10: Đâu không phải là quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hóa.
  • B. Được tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
  • C. Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa.
  • D. Chưa được thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.

Câu 11: Đâu không phải là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Chấp hành các quy đinh của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
  • B. Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa.
  • C. Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa.
  • D. Thông báo địa điểm phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 12: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Nghiên cứu các di sản văn hóa của đất nước.
  • B. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hóa.
  • C. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.
  • D. Xử lí các hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hóa.

Câu 13: Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của toàn dân.
  • B. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền và lợi ích của công dân.
  • C. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ hàng đầu của công dân.
  • D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nghĩa vụ của mỗi công dân.

Câu 14: Đâu không phải là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Tôn trọng các quyền trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của người khác.
  • C. Được sông trong môi trường trong lành không bị ô nhiễm.
  • D. Chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lí và chịu trách nhiệm pháp lí khác theo quy định của pháp luật nếu gây sự cố môi trường, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.

Câu 15: Để bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây của công dân bị nghiêm cấm?

  • A. Bồi thường thiệt hại theo quy định.
  • B. Trồng cây phủ xanh đất trồng.
  • C. Xử lí rác thải nơi tập kết.
  • D. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ.

Câu 16: Công dân tích cực tham gia các hoạt động như Giờ Trái Đất, dọn dẹp vệ sinh đường phố, tố cáo các hành vi vi xâm phạm đến môi trường là thực hiện

  • A. quyền của công dân trong bảo vệ môi trường.
  • B. nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.
  • C. quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.
  • D. trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây không thể hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Hưởng úng Giờ Trái Đất, gia đình nhà anh D đã tắt đèn điện trong một giờ.
  • B. Bạn H đã cùng lớp mình tham gia dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường học.
  • C. Ông Q thường xử dụng xung điện trong đánh bắt cá.
  • D. Anh V đã xây dựng khu chứa nước thải của trang trại.

Câu 18: Khi thực hiện về quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân cần làm gì?

  • A. Tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Sản xuất mọi loại hàng hóa không cần tính đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Đảm bảo tiếng ồn trong phạm vi cho phép theo quy định của pháp luật.
  • D. Vận chuyển và phân loại rác thải ở nơi tập kết.

Câu 19: Hành vi sau đây tuân thủ quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Bà Y thường súc rửa bình phun ở sông sau khi phun thuốc trừ sâu.
  • B. Chị G kinh doanh quán ăn nhưng không thực hiện phân loại rác thải trước khi đưa đến nơi tập kết.
  • C. Anh T nhập khẩu vào Việt Nam các vỏ nhựa của thiết bị điện tử đã qua sử dụng.
  • D. Vợ chồng ông P tích cực tham gia vệ sinh đường làm ngõ xóm hàng tháng

Câu 20: Hành vi nào dưới đây vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Ông H phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống.
  • B. Chị M mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Ca trù cho trẻ em.
  • C. Anh N giới thiệu di sản văn hóa của quê hương trên mạng xã hội.
  • D. Bạn S tỏ thái độ phê phán các bạn có hành vi vứt rác tại khu du lịch.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác