Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối Ôn tập chủ đề 1-3

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 1-3 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững tập trung vào hoạt động nào sau đây?

  • A. Phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nghèo.
  • B. Cung cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho tất cả mọi người.
  • C. Xây dựng nhà ở cho tất cả người lao động.
  • D. Hỗ trợ giáo dục miễn phí đến hết cấp trung học cơ sở.

Câu 2. Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng thường dành cho đối tượng nào?

  • A. Người cao tuổi không có lương hưu, trẻ em mồ côi, người khuyết tật.
  • B. Tất cả học sinh, sinh viên.
  • C. Công nhân làm việc tại các khu công nghiệp.
  • D. Người có thu nhập cao.

Câu 3: Những ai có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam?

  • A. Người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.
  • B. Mọi người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • C. Chỉ có người từ 18 tuổi trở lên.
  • D. Chỉ có người lao động trong khu vực nhà nước.

Câu 4: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

  • A. Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau.
  • B. Là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
  • C. Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
  • D. Là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

Câu 5: Đâu là khái niệm của bảo hiểm thất nghiệp?

  • A. Là hình thức bảo hiểm mà đối tượng của nó là tài sản nhằm bồi thường theiẹt hại cho người được bảo hiểm.
  • B. Là hình thức bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là sức khỏe, thân thể và tính mạng của con người như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thương tật,…
  • C. Là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường.
  • D. Là sự bảo đảm được bù đắp một phần thu nhập, hỗ trọ nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 6: Bảo hiểm gồm các loại hình nào dưới đây?

  • A. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại, bảo hiểm nhân thọ.
  • B. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương mại.
  • C. Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản.
  • D. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm phi nhân thọ.

Câu 7: Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ

  • A. ốm đau, thai snả.
  • B. ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phục hồi sức khỏe.
  • C. hưu trí, tử tuất.
  • D. ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

Câu 8: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm nào?

  • A. Năm 2005.
  • B. Năm 2006.
  • C. Năm 2007.
  • D. Năm 2008.

Câu 9: Năm 2020, Việt Nam thuộc top bao nhiêu quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới?

  • A. Top 3.
  • B. Top 5.
  • C. Top 10.
  • D. Top 20.

Câu 10: Năm nào là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam có cán cân thương mại đạt mức thặng dư?

  • A. Năm 2020.
  • B. Năm 2021.
  • C. Năm 2022.
  • D. Năm 2023.

Câu 11: Đâu không là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?

  • A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
  • B. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
  • C. Chỉ số về tiến bộ xã hội.
  • D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

Câu 12: Đâu là công thức tính GDP?

  • A. GDP = C + I + G + (X – M)
  • B. GDP = C + I + G(X – M)
  • C. GDP = C x I + G + (X – M)
  • D. GDP = C + I – G + (X – M)

Câu 13: Đâu không phải là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?

  • A. Tổng sản phẩm quốc nội.
  • B. Tổng thu nhập quốc dân.
  • C. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
  • D. Tổng thu nhập kinh tế.

Câu 14: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế?

  • A. Tạo điều kiện để giải quyết việc làm.
  • B. Tạo đà phát triển nhanh và vững chắc cho nền kinh tế.
  • C. Nâng cao phúc lợi xã hội.
  • D. Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Câu 15: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể hiện ở chỉ tiêu?

  • A. Tăng trưởng kinh tế.
  • B. Phát triển con người.
  • C. Tiến bộ xã hội.
  • D. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều.

Câu 16: An sinh xã hội có vai trò quan trọng trong việc

  • A. phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội.
  • B. đảm bảo công bằng xã hội.
  • C. ổn định, tăng thu ngân sách Nhà nước.
  • D. duy trì ổn định xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 17: Chính sách nào sau đây không thuộc hệ thống an sinh xã hội?

  • A. Chính sách bảo hiểm xã hội.
  • B. Chính sách hỗ trợ việc làm.
  • C. Chính sách bảo vệ môi trường.
  • D. Chính sách trợ giúp xã hội

Câu 18: An sinh xã hội là gì?

  • A. Hệ thống chính sách do Nhà nước thực hiện để đảm bảo cuộc sống cơ bản cho người dân.
  • B. Chỉ là các chương trình hỗ trợ tài chính cho người nghèo.
  • C. Các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nhằm giúp đỡ người vô gia cư.
  • D. Chính sách y tế miễn phí cho tất cả mọi người.

Câu 19: Phát triển kinh tế có vai trò quan trọng trong việc

  • A. tạo điều kiện để có thêm việc làm.
  • B. phát triển năng lực cạnh tranh.
  • C. nâng cao trình độ, hiệu quả sản xuất của nền kinh tế.
  • D. tăng tích lũy để mở rộng sản xuất.

Câu 20: Vì sao tiến bộ xã hội là đích hướng tới trong chiến lược phát triển của các quốc gia?

  • A. Vì thực chất của tiến bộ xã hội là giải quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
  • B. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở việc nâng cao đời sống vật chất của mỗi người dân trong một quốc gia.
  • C. Vì tiến bộ xã hội gắn với cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho nhân dân.
  • D. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở phát huy tính tích cực, năng động của con người.

Câu 21: Tăng trưởng kinh tế là

  • A. sự tăng lên trong thu nhập của mỗi cá nhân trong một thời kì nhất định.
  • B. sự tăng lên về tài sản của từng người trong xã hội trong năm nay so với năm trước.
  • C. sự gia tăng về quy mô của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định.
  • D. sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định.

Câu 22: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực được kí kết vào thời gian nào?

  • A. Ngày 14-11-2020.
  • B. Ngày 15-11-2020.
  • C. Ngày 16-11-2020.
  • D. Ngày 17-11-2020.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây nói đúng về bảo hiểm?

  • A. Bảo hiểm là Hình thức đầu tư tài chính.
  • B. Bảo hiểm là hợp đồng pháp lý giữa hai bên để đổi lấy những cam kết.
  • C. Bảo hiểm là một dạng tiết kiệm dài hạn.
  • D. Bảo hiểm là chương trình phúc lợi của chính phủ.

Câu 24: Điều kiện để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là gì?

  • A. Người lao động phải bị mất việc do tai nạn lao động.
  • B. Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian quy định và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
  • C. Người lao động phải mắc bệnh nghề nghiệp.
  • D. Người lao động phải nghỉ hưu.

Câu 25: Bảo hiểm y tế giúp chi trả chi phí nào dưới đây?

  • A. Mua sắm cá nhân.
  • B. Khám chữa bệnh và thuốc men.
  • C. Đầu tư kinh doanh.
  • D. Mua bảo hiểm xe hơi.

Câu 26: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, bảo hiểm thương mại không bao gồm

  • A. bảo hiểm nhân thọ.
  • B. bảo hiểm sức khỏe.
  • C. bảo hiểm phi nhân thọ.
  • D. bảo hiểm xã hội.

Câu 27: Anh A kí hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm với doanh nghiệp B. Trong trường hợp này, doanh nghiệp B có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây cho anh A?

  • A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • B. Bảo hiểm sức khỏe.
  • C. Bảo hiểm phi nhân thọ.
  • D. Bảo hiểm nhân thọ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác