Giải Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 3: Bảo hiểm

Giải bài 3: Bảo hiểm  sách Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. chương trình mới

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Em hãy kể về một số loại hình bảo hiểm mà bản thân em hoặc gia đình đã, đang tham gia và lợi ích từ việc tham gia đó.

1. BẢO HIỂM VÀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM

Câu hỏi:

1/ Dựa vào các nội dung trên, em hãy vẽ sơ đồ về các loại hình bảo hiểm thường có ở Việt Nam hiện nay.

2/ Qua trường hợp trên, em hãy cho biết doanh nghiệp Y đã thực hiện đúng hay chưa đúng trách nhiệm tham gia các loại hình bảo hiểm. Vì sao? Nếu xảy ra sự cố cháy, nổ thì doanh nghiệp Y có được công ty bảo hiểm hỗ trợ khắc phục không? Vì sao?

3/ Từ các nội dung trên và sự hiểu biết của bản thân, em hãy giải thích sự cần thiết của bảo hiểm đối với con người.

2. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về sự phát triển thị trường bảo hiểm ở nước ta hiện nay?

2/ Từ các thông tin trên, em hãy nêu vai trò của bảo hiểm đối với các cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia.

3/ Em hãy nêu ví dụ thể hiện vai trò của bảo hiểm trong cuộc sống hằng ngày.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy nhận xét những nhận định dưới đây:

a. Bảo hiểm là hợp đồng pháp lý giữa hai bên để đổi lấy những cam kết.

b. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm, đau, tai nạn lao động trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

c. Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Nhà nước thực hiện, theo đó, người tham gia bảo hiểm sẽ được chỉ trả một phần điều trị nếu không may xảy ra tai nạn hoặc bệnh tật.

d. Bảo hiểm thất nghiệp là sự bảo đảm được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 2: Các nhận định dưới đây đúng hay sai khi nói về vai trò của bảo hiểm? Vi sao?

a. Tham gia bảo hiểm xã hội sẽ giúp mỗi cá nhân đảm bảo nguồn thu thập ổn định để có thể chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản khi về già.

b. Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm mục tiêu kinh tế.

c. Bảo hiểm thất nghiệp chỉ có ý nghĩa đối với người bị mất việc làm thời kỳ dịch bệnh.

d. Bảo hiểm tài sản giúp doanh nghiệp khắc phục những thiệt hại về tài sản và ổn định sản xuất kinh doanh.

Câu 3: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Anh H là người lao động trong Công ty A. Anh đã tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, anh còn tham gia bảo hiểm con người với Công ty bảo hiểm Z.
1/ Theo em, việc tham gia các loại hình bảo hiểm trên sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân anh H?
2/ Nếu anh H không may gặp tai nạn qua đời thì gia đình anh H có được hưởng quyền lợi bảo hiểm không? Em hãy nêu một số quyền lợi mà gia đình anh H được hưởng.
b. Ông T là chủ doanh nghiệp X có 80 công nhân nhưng không đóng bảo hiểm xã hội cho 12 người thuộc diện lao động thời vụ, mặc dù họ đã ký hợp đồng làm việc cho doanh nghiệp trong 6 tháng.
Em có nhận xét gì về việc làm của ông T trong trường hợp trên? Điều này có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người lao động?

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy lựa chọn một loại hình bảo hiểm và viết một bài thuyết trình để vận động mọi người tham gia bảo hiểm đó.

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Quyền lợi bảo hiểm là gì? Nêu ví dụ. 

Câu hỏi 2: Bảo hiểm đóng vai trò gì trong cuộc sống?

Câu hỏi 3: So sánh các loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

Câu hỏi 4: Trong trường hợp xảy ra rủi ro, người được bảo hiểm cần làm gì để được hưởng quyền lợi?

Câu hỏi 5: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm của một người?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức, Giải chi tiết Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức mới, Giải Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác