Câu hỏi tự luận Hóa học 12 Chân trời bài 19: Đại cương về kim loại

Câu hỏi tự luận Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 19: Đại cương về kim loại. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Nêu cấu hình electron của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.

Câu 2: Nêu những tính chất vật lý của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.

Câu 3: Trình bày trạng thái oxi hoá, cấu hình electron của một số ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Tại sao nhiều kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có số oxi hoá +2 trong các hợp chất? 

Câu 2: Có nên sử dụng các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất làm dây chảy trong các cầu chì không? Giải thích.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Nhúng một lá sắt vào dung dịch đồng sulfate sau một thời gian lấy lá sắt ra khỏi dung dịch cân lại thấy nặng hơn ban đầu 0,4g. Khối lượng đồng bám vào lá sắt là bao nhiêu?

Câu 2: Cho 22,4g Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch H2SO4 loãng. Nồng độ % của dung dịch acid đã phản ứng là bao nhiêu?

Câu 3: Dẫn khí CO quan m gam bột Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 24 gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn khí Y vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa. Tính m.

Câu 4: Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl đun nóng thu được 896 ml khí ở đktc. Khối lượng crom trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?

Câu 5: Cho 10,8 g hỗn hợp Cr và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl nóng, dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Tổng khối lượng muối thu được trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?

Câu 6: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 4,8 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 (tỉ lệ mol là 1:1) nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Tính m.

Câu 7: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu và 0,09 mol Mg vào dung dịch chứa 0,07 mol KNO3 và 0,16 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch chỉ chứa các muối sulfate trung hoà và 1,12 lít khí (đktc) hỗn hợp X gồm các oxide của nitrogen có tỉ khối so với H2 là x. Tính x.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hòa tan hết bằng dung dịch HCl nóng, dư thấy thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng các chất trong hợp kim là bao nhiêu?

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng HNO3 dư thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Tính m.

Câu 3: Ngâm sắt dư trong 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc kết tủa chất rắn A và dung dịch B.

a. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.

b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B. Lọc tách kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 19: Đại cương về kim loại, Bài tập Ôn tập Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 19: Đại cương về kim loại, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Hóa học 12 CTST bài 19: Đại cương về kim loại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác