5 phút soạn Văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo trang 98

5 phút soạn Văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo trang 98. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: ĐỢI MẸ

PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI

CHUẨN BỊ ĐỌC

CH 1: Đợi chờ luôn mang lại cho người đợi những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/một điều gì đó.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

CH 1: Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?

CH 2: Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

CH 1: Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?

CH 2: Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé. 

CH 3: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh "Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ".

CH 4: Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì về tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.

CH 5: Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?

CH 6: Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình? 

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ ĐỌC

CH 1: Em cảm thấy hạnh phúc, trong lòng luôn háo hức mong chờ và ngóng đợi.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

CH 1: Em hình dung về một em bé đang ngồi thấp thỏm chờ đợi người mẹ vẫn đang làm ngoài đồng chưa về. 

CH 2: Mẹ đã bế em bé vào nhà.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

CH 1: 

- Cách gieo vần: vần lưng.

- Cách ngắt nhịp: 3/3, 2/3, 3/2.

- Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt giúp bài thơ giàu sức gợi, giản dị và đầy tự nhiên.

CH 2: 

Hình ảnh, từ ngữ: Em bé nhìn vầng trăng nhưng chưa nhìn thấy mẹ, em bé nhìn vầng trăng, chời tiếng bàn chân mẹ. Tâm trạng chờ đợi và mong ngóng.

CH 3: 

Hình ảnh "Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ" đã cho em thấy ngày nào người mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng ngóng chờ , nên "nỗi đợi" đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. 

CH 4: 

- Bài thơ "Đợi mẹ" đã thể hiện được tình cảm, cảm xúc yêu thương, xúc động, trân trọng của tác giả đối với mẹ của mình.

- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy:

+ Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ.

+ Mẹ lẫn trên cánh đồng.

+ Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ.

+ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa.

+ Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

CH 5: Thông điệp: bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.

CH 6: Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp. 

  • Là thứ tình cảm không bao giờ phai nhòa, luôn trực trào trong lòng mỗi người. Thể hiện một niềm vui, niềm hạnh phúc như vỡ òa khi nhìn thấy người thân trở về sau mỗi lần đi xa.

  • Dù được biểu hiện như thế nào, tình cảm gia đình vẫn là tình cảm đáng trân trọng. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo, soạn Văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo trang 98, soạn Văn 7 tập 2 CTST trang 98

Bình luận

Giải bài tập những môn khác