Video giảng Toán 8 chân trời bài tập cuối chương 7

Video giảng Toán 8 chân trời bài tập cuối chương 7. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 7 (3 tiết)

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Giải thích được định lí Thales trong tam giác (định lí thuận và đảo).
  • Tính được độ dài đoạn thẳng bằng cách sử dụng định lí Thales.
  • Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng định lí Thales

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm và giải thích các câu hỏi đến câu hỏi 9 (SGK – tr58).

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Bài tập luyện tập

Em hãy hoàn thành bài tập BT 10+14+15 (SGK-tr88)

Video trình bày nội dung:

Bài 10. 

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 7 (3 tiết)

Gọi DH và BK lần lượt là khoảng cách từ D và B đến cạnh AC.

Ta có AB = AD + DB

⇒ AB = 13,5 + 4,5 = 18 (cm)

Vì DH // BK (cùng vuông góc với AC) nên áp dụng hệ quả định lí Ta-lét ta có:

DHBK=ADAB=13,518=34

Vậy tỉ số khoảng cách từ D và B đến cạnh AC là 34

Bài 14. 

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 7 (3 tiết)

a) Xét tam giác ABC có AD là tia phân giác góc A nên ta có BCCD=ABAC

suy ra x5=4,57,2.

Vậy x = 3,125

b) Xét tam giác MNP có MI là phân giác góc M nên ta có: INIP=MNMP suy ra 3x-3=58,5 suy ra 5x - 15 = 25,5.

Vậy x = 8,1

Bài 15. 
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 7 (3 tiết)

a) Tam giác ABC có OE // BC (gt) suy ra AEAB=AOAC (theo định lí Thales) (1)

Tam giác ADC có OF // CD (gt) suy ra AOAC=AFAD (theo định lí Thales) (2)

Từ (1) và (2) suy ra AEAB=AFAD

Tam giác ADB có AEAB=AFFD suy ra EF // BD (theo định lý Thales đảo)

b) Tam giác ABC có OG // AB (gt) suy ra CGBG=COAO (theo định lí Thales) (3)

Tam giác ACD có OH // AD (gt) suy ra COAO=CHDH (theo định lí Thales) (4)

Từ (3) (4) suy ra CGBG=CHDH suy ra CG . DH = BG . CH

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:

Câu 1. Cho hình thang ABCD (AB // CD), hai đường phân giác của góc A và góc D cắt nhau tại I, hai đường phân giác của góc B và góc C cắt nhau tại J. Gọi H là trung điểm của AD, K là trung điểm của BC. Cho biết AB = AD = 10cm, BC = 12cm, CD = 20cm. Tính độ dài các đoạn HI, IJ và JK.

A. IH = 6cm, JK = 4cm, IJ = 5cm

B. IH = 5cm, JK = 6cm, IJ = 4cm

C. IH = 5cm; JK = 5c; IJ = 4cm         

D. IH = 5cm; JK = 6cm; IJ = 6cm

Câu 2. Cho tam giác ABC, điểm D thuộc cạnh AC sao cho AD= 1/2 DC. Gọi M là trung điểm của BC, I là giao điểm của BD và AM. Tính AM biết IM = 3cm.

A. AM = 7cm

B. AM = 6cm

C. AM = 1,5cm

D. Đáp án khác

Câu 3. Tam giác ABC có AB = 6 cm, AC  = 9cm, BC = 10 cm. Đương phân giác trong AD, đường phân giác ngoài AE. Tính độ dài BD, EB

A. DB = 6 cm; EB = 18 cm

B. DB = 4 cm; EB = 18 cm

C. DB = 4 cm; EB = 20 cm

D. DB = 6 cm; EB = 20 cm

Câu 4. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6, AC = 8. Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Độ dài AD là:

A. 1,5

B. 3

C. 4,5

D. 4

Câu 5. Cho tam giác ABC có AB = 6cm, AC = 8cm và BC = 10cm. Gọi M là trung điểm của BC. Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với AB cắt AB tại N. Tính MN?

A. 4cm    

B. 5cm

C. 6cm    

D. 3cm

Video trình bày nội dung:

Câu 1 - BCâu 2 - BCâu 3 - CCâu 4 - BCâu 5 - A

………..

Nội dung video Bài tập cuối chương 7 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác