Video giảng Toán 8 chân trời bài tập cuối chương 2

Video giảng Toán 8 chân trời bài tập cuối chương 2. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 2 (2 tiết)

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận biết đỉnh, cạnh bên, cạnh đáy, đường cao, mặt đáy, mặt bên của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.
  • Tính độ dài các cạnh và số đo các góc trong hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.
  • Cách tạo lập hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.
  • Cách tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.
  • Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với tính thể tích, diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, sau đó giải thích các câu hỏi đến câu hỏi 5 (SGK – tr54).

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Các em hoàn thành BT 6 + 7 + 8 + 9 (SGK-trr55)

Video trình bày nội dung:

Bài 6. 

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 2 (2 tiết)

+ Tấm bìa Hình 1a gấp được hình chóp tam giác đều, tấm bìa Hình 1c gấp được hình chóp tứ giác đều.

+ Tấm bìa Hình 1b có một mặt hình vuông, mặt này sẽ là mặt đáy của hình chóp tứ giác đều, tuy nhiên ta thấy chỉ có ba mặt hình tam giác cân, do đó thiếu một mặt bên nên tấm bìa này không gấp được hình chóp tứ giác đều.

+ Tấm bìa Hình 1d có tất cả các mặt đều là hình tam giác cân, không có mặt nào có hình tam giác đều hay hình vuông nên không gấp được hình chóp tam giác đều hay hình chóp tứ giác đều.

Bài 7. 

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 2 (2 tiết)

a) Hình chóp tam giác đều ở Hình 2 có:

+ Đỉnh: M;

+ Mặt đáy: ABC;

+ Các mặt bên: MAB, MBC, MCA.

b) Hình chóp tam giác đều ở Hình 2 có:

+ MA = MC = 17 cm;

+ BC = AB = 13 cm.

c) Hình chóp tam giác đều ở Hình 2 có: đoạn thẳng MO là đường cao.

Bài 8.

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 2 (2 tiết)

a) Hình chóp tứ giác đều ở Hình 3 có:

+ Mặt đáy: ABCD;

+ Các mặt bên: IAB, IBC, ICD, IDA.

b) Hình chóp tứ giác đều ở Hình 3 có:

+ IB = IC = 18 cm;

+ BC = AB = 14 cm.

c) Hình chóp tứ giác đều ở Hình 3 có: đoạn thẳng IH là đường cao.

Bài 9.

Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều là:

Sxq = 3. 12.99.40 = 5 940 (cm2).

Diện tích đáy của hình chóp tam giác đều là:

Sđáy = 12.40.34,6 = 692 (cm2).

Diện tích toàn phần của hình chóp tam giác đều là:

Stp = Sxq + Sđáy = 5 940 + 692 =  6 632 (cm2).

Thể tích của hình chóp tam giác đều là:

V = 13. Sđáy.h = 13. 692 . 98,3 ≈ 22674, 53 (cm3)

b) 

Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là:

Sxq = 4.12.91.120 = 21  840 (cm2).

Diện tích đáy của hình chóp tứ giác đều là:

Sđáy = 1202 = 14 400 (cm2).

Diện tích toàn phần của hình chóp tứ giác đều là:

Stp = Sxq + Sđáy = 21 840 + 14 400 = 36 240 (cm2).

Thể tích của hình chóp tứ giác đều là:

V = 13.Sđáy.h = 13.14 400 . 68,4 =328  320 (cm3).

………..

Nội dung video Bài tập cuối chương 2 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác