Video giảng Toán 8 cánh diều Chương 3 Bài 4: Đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b
Video giảng Toán 8 cánh diều Chương 3 Bài 4: Đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ BẬC NHẤT y=ax+b (a0) (4 tiết)
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Thiết lập bảng giá trị của hàm số bậc nhất y=ax+b (a≠0).
- Vẽ được đồ thị của hàm số bậc nhất y=ax+b (a≠0)
- Nhận biết được khái niệm hệ số góc của đường thẳng y=ax+b (a≠0).
- Sử dụng được hệ số góc của đường thẳng để nhận biết và giải thích được sự cắt nhau hoặc song song của hai đường thẳng cho trước.
- Vận dụng được hàm số bậc nhất và đồ thị vào giải quyết một số bài toán thực tiễn (ví dụ: Bài toán chuyển động đều trong Vật lí,…).
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, em hãy suy nghĩ vả trả lời câu hỏi: Đồ thị của hàm số bậc nhất y=ax+b (a≠0) có tính chất gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Đồ thị của hàm số bậc nhất
Em hãy trình bày khái niệm đồ thị hàm số bậc nhất?
Video trình bày nội dung:
Khái niệm
Đồ thị của hàm sốy=ax+b (a≠0) là một đường thẳng.
Chú ý: Đồ thị của hàm số y=ax+b a≠0 còn được gọi là đường thẳng y=ax+b (a≠0).
Nhận xét: Đồ thị hàm số y=ax+b (a≠0) là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b.
Nội dung 2: Vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất
Em hãy trình bày cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất.
Video trình bày nội dung:
a) Trường hợp 1: Xét hàm số y=ax (a≠0)
Vẽ đồ thị hàm số y=ax+b (a≠0)
Để vẽ đồ thị hàm số y=ax+b (a≠0), ta có thể xác định điểm A1;a rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O và A.
b) Trường hợp 2: Xét hàm số y=ax+b (a≠0)
- Với x=0 thì y=b, ta được điểm P0;b thuộc trục tung Oy.
- Với y=0 thì x=-ba, ta được điểm Q-ba;0 thuộc trục hoành Ox.
=> Đồ thị của hàm số y=ax+b a≠0, b≠0 đi qua hai điểm P0;b và Q-ba;0.
Vẽ đồ thị hàm số y=ax+b (a≠, b≠0)
Để vẽ đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠, b≠0), ta có thể xác định hai điểm P0;b và Q-ba;0 rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó.
………..
Nội dung video Bài 4: Đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax+b còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.