Video giảng Sinh học 11 Kết nối bài 3 Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Video giảng Sinh học 11 kết nối bài 3 Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3. THỰC HÀNH: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
Rất vui được gặp các em trong bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
- Thực hành tưới nước chăm sóc cây.
- Thực hiện được các bước trồng cây thủy canh, khí canh.
- Thực hành quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học, các em hãy đọc và trả lời giúp cô câu hỏi sau: Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Bài trước chúng ta tìm hiểu lý thuyết về sự trao đổi nước và khoáng, quan sát hình dạng, trạng thái đóng mở khí khổng qua hình ảnh. Để kiểm chứng về các giai đoạn của sự trao đổi chất, cấu tạo khí khổng và vai trò của nước đến sinh trưởng của cây. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện thí nghiệm trong bài 3. Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG: BÁO CÁO THỰC HÀNH
Trình bày kết quả thí nghiệm chứng minh sự hấp thụ nước, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Giải thích kết quả các thí nghiệm?
Video trình bày nội dung:
1. Mục đích
- Chứng minh sự hấp thụ nước, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
- Chứng minh vai trò của nước đến sinh trưởng của cây.
2. Kết quả và giải thích
2.1. Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật
a) Chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ
- Kết quả:
+ Ống đối chứng: không bị cạn nước.
+ Ống nghiệm chứa cây có lá: mực nước bị giảm đi nhiều so với ống nghiệm chứa cây bị ngắt lá.
- Giải thích:
+ Ống nghiệm chứa cây có lá: mực nước giảm đi nhiều do lá là cơ quan thoát hơi nước, nước đi vào cây bị thất thoát một lượng lớn qua lá.
+ Ống nghiệm chứa cây bị ngắt lá: mực nước cũng giảm do sự hấp thụ nước ở rễ và được vận chuyển lên thân theo dòng mạch gỗ.
b) Chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân
- Kết quả:
+ Cốc đối chứng không có hiện tượng.
+ Cốc chứa nước màu đỏ: lá và hoa chuyển sang màu đỏ.
+ Cốc chứa nước màu xanh: lá và hoa chuyển sang màu xanh.
- Giải thích: Các phân tử màu theo dòng nước đi vào mạch gỗ của thân vào các tế bào ở lá và hoa, do đó lá và hoa bị chuyển màu.
c) Chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá
- Kết quả: Mảnh giấy màu xanh chuyển sang màu tím. Tốc độ chuyển màu của mảnh kẹp mặt dưới nhanh hơn mặt trên.
- Giải thích:
+ Giấy tẩm CoCl2 khi ẩm có màu tím và khi khô có màu xanh. Giấy khô khi kẹp ở 2 mặt lá chuyển sang màu tím chứng tỏ nước thoát ra từ lá tẩm ướt giấy CoCl2 → Chứng tỏ có sự thoát hơi nước ở lá.
+ Tốc độ chuyển màu của giấy tẩm CoCl2 kép ở mặt dưới nhanh hơn vì khí khổng phân bố chủ yếu ở mặt dưới, do đó quá trình thoát hơi nước ở mặt dưới mạnh hơn khiến giấy tẩm chuyển màu nhanh hơn.
3. Trả lời câu hỏi
a) Phương án thí nghiệm khác chứng minh lá là cơ quan thoát hơi nước:
- Chuẩn bị:
+ Mẫu vật: hai chậu cây nhỏ cùng loại, cùng kích cỡ.
+ Dụng cụ, hóa chất: hai túi nilon to, trong suốt.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Cắt bỏ lá ở chậu A. Sau đó trùm túi nilon vào hai chậu cây A và B
+ Bước 2: Để hai chậu cây ra chỗ sáng
+ Bước 3: Quan sát hiện tượng sau 1 giờ thí nghiệm. Báo cáo kết quả.
b) Phương án thí nghiệm để nhuộm được hai hoặc ba màu khác nhau cho một số loại hoa trắng khác như đồng tiền, cúc, huệ…
- Chuẩn bị:
+ Mẫu vật: cây hoa trắng.
+ Dụng cụ, hóa chất: hai hoặc ba cốc thủy tinh, nước sạch, dao nhỏ hoặc kéo, 2 hoặc 3 lọ phẩm màu khác nhau.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Chẻ dọc thân cây thành 2 hoặc 3 nhánh (không cắt rời)
+ Bước 2: Cắm mỗi nhánh chẻ của cây vào 2 hoặc 3 cốc thủy tinh đựng dung dịch phẩm màu nhau. Để qua đêm, quan sát hiện tượng và báo cáo kết quả.
...........
Nội dung video bài 3. Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.