Video giảng Sinh học 11 Kết nối bài 12 Miễn dịch ở người và động vật
Video giảng Sinh học 11 kết nối bài 12 Miễn dịch ở người và động vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 12. MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được các nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây ra các bệnh ở động vật và người.
- Giải thích được vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn nhưng xác suất bị bệnh rất nhỏ.
- Phát biểu được khái niệm miễn dịch và mô tả được khái quát hệ miễn dịch ở người.
- Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu.
- Trình bày được cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật.
- Phân tích được vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine.
- Giải thích được cơ sở của hiện tượng dị ứng với chất kích thích, thức ăn, cơ sở khoa học của thử phản ứng khi tiêm kháng sinh.
- Trình bày được quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của các tác nhân gây bệnh trong cơ thể người bệnh: HIV, ung thư, bệnh tự miễn.
- Điều tra việc thực hiện tiêm phòng bệnh, dịch bệnh trong trường học hoặc tại địa phương.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em biết rằng xung quanh con người có rất nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… nhưng xác suất mắc bệnh ở người lại nhỏ. Vì sao?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật
Em hãy trình bày nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật.
Video trình bày nội dung:
Nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho động vật như các tác nhân sinh học, vật lí, hóa học hoặc bên trong cơ thể như đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể, thoái hóa mô do tuổi già.
Nội dung 2: Tìm hiểu khái niệm miễn dịch
Em hiểu thế nào là miễn dịch? Hệ miễn dịch gồm những bộ phận, cơ quan nào? Hệ miễn dịch tạo thành những phòng tuyến bảo vệ nào?
Video trình bày nội dung:
- Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, không mắc bệnh.
- Hệ miễn dịch gồm: mô, cơ quan, tế bào bạch cầu, một số phân tử protein trong máu.
- Hai phòng tuyến bảo vệ cơ thể do hệ miễn dịch tạo thành là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
Kết luận: Ở người và động vật, hệ miễn dịch đảm nhận chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Nội dung 3: Tìm hiểu miễn dịch không đặc hiệu
Miễn dịch không đặc hiệu hình thành từ đâu? Vì sao gọi là miễn dịch không đặc hiệu? Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào? Tại sao sốt vừa có ích lại vừa có hại?
Video trình bày nội dung:
+ Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch sinh ra đã có.
+ Gọi là miễn dịch không đặc hiệu vì miễn dịch này thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau.
- Hàng rào bảo vệ vật lí, hóa học: lớp tế bào biểu mô lót trong các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, sinh sản, da.
- Các đáp ứng không đặc hiệu: thực bào, viêm, sốt, tạo peptide và protein chống mầm bệnh.
- Có ích: Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể qua - ức chế virus, vi khuẩn tăng sinh; gan tăng cường nhận sắt từ máu (sắt cần cho sinh sản của vi khuẩn); tăng hoạt động thực bào của bạch cầu.
- Có hại: Sốt gây mệt mỏi, khó chịu cho người bị sốt. Sốt cao có thể gây nguy hiểm như co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.
Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lí, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu.
………..
Nội dung video Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.