Video giảng Sinh học 11 Kết nối bài 18 Tập tính ở động vật

Video giảng Sinh học 11 kết nối bài 18 Tập tính ở động vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 18. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được khái niệm tập tính và phân tích được vai trò của tập tính đối với động vật. Lấy được một số ví dụ minh họa các dạng tập tính ở động vật.
  • Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính học được.
  • Lấy ví dụ chứng minh pheromone là tín hiệu hóa học giao tiếp của các cá thể cùng loài.
  • Nêu được một số hình thức học tập ở động vật và giải thích cơ chế học tập ở người.
  • Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống.
  • Quan sát và mô tả tập tính của một số động vật.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Tại sao, vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm, chim công trống thường xòe đuôi?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của tập tính

Em hãy quan sát các ví dụ về tập tính của một số động vật dưới đây, cho biết vai trò của các tập tính đó là gì? Từ đó, rút ra khái niệm về tập tính.

1) Chim di cư

2) Hổ săn mồi

3) Nhện giăng tơ

4) Cá ngựa đực đẻ con

5) Chim cánh cụt bơi

Video trình bày nội dung:

- Đáp án vai trò và khái niệm:

+ Vai trò của tập tính:

⮚    Làm tăng khả năng sinh tồn của động vật: (2), (3), (5).

⮚    Đảm bảo cho sự thành công sinh sản: (4).

⮚    Cân bằng nội môi: (1).

+ Khái niệm: SGK mục I.1 trang 115.

⇨    Kết luận:

- Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường, đảm bảo cho động vật thích nghi để sinh tồn và phát triển.

- Tập tính làm tăng khả năng sinh tồn, tăng sự thành công sinh sản và cân bằng nội môi.

Nội dung 2: Tìm hiểu về tế bào thần kinh

Em hãy cho biết tập tính bẩm sinh và tập tính học được là gì?

Video trình bày nội dung:

- Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

- Tập tính học được được hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Đáp án câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 117:

Tập tính bẩm sinhTập tính học được
Sinh ra đã có, mang tính bản năng.Hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
Có tính di truyền.Không di truyền được.
Giới hạn về số lượngKhông giới hạn về số lượng
Đặc trưng cho loài.Đặc trưng cho cá thể.

 

Nội dung 3: Tìm hiểu về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật

  • Em hãy tìm hiểu thông tin mục III SGK và trả lời các câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 119.
  • Vậy ngoài lợi ích thu được, động vật gặp những bất lợi (trả giá) gì khi thực hiện tập tính?

Video trình bày nội dung:

- Đáp án câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 119:

+ Tập tính kiếm ăn: đảm bảo chất dinh dưỡng cho động vật sinh tồn và phát triển.

+ Tập tính bảo vệ lãnh thổ: bảo vệ được nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.

+ Tập tính sinh sản: đảm bảo truyền lại bộ gen cho thế hệ sua, duy trì sự tồn tại của loài.

+ Tập tính di cư: tránh được khí hậu khắc nghiệt (lạnh giá, nhiệt độ môi trường quá cao, khô hạn…), thiếu thức ăn hoặc tìm được môi trường phù hợp cho sinh sản. VD: cá hồi di cư về đầu nguồn sông để sinh sản…

+ Tập tính xã hội: tăng hiệu quả săn mồi (ở sư tử, chó sói, cá heo…), báo động, tự vệ tránh kẻ săn mồi (hươu, nai, ngựa vằn…), xây dựng tổ và bảo vệ tổ (ong, kiến…).

- Đáp án câu hỏi mở rộng:

+ Tập tính kiếm ăn: tiêu tốn năng lượng cho kiếm ăn và nguy cơ bị thương hoặc bị ăn thịt.

+ Tập tính bảo vệ lãnh thổ: tiêu tốn năng lượng cho tuần tra bảo vệ lãnh thổ; đe dọa hoặc đánh nhau với kẻ xâm nhập lãnh thổ, gây thương tích…

+ Tập tính di cư: tiêu tốn năng lượng khi di cư, gặp nhiều nguy hiểm trên đường đi. VD: cá hồi di cư bị gấu bắt ăn thịt, điều kiện thời tiết bất lợi như mưa gió, giông bão…

+ Tập tính xã hội: thức ăn kiếm được phải chia cho nhiều thành viên trong đàn; dễ lây lan bệnh truyền nhiễm; cạnh tranh cao…

⇨    Kết luận:

- Một số dạng tập tính: kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, di cư, sinh sản, tập tính xã hội.

………..

Nội dung video Bài 18: Tập tính ở động vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác