Video giảng Sinh học 11 Kết nối bài 23 Thực hành: Quan sát biến thái ở động vật
Video giảng Sinh học 11 kết nối bài 23 Thực hành: Quan sát biến thái ở động vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 23. THỰC HÀNH: QUAN SÁT QUÁ TRÌNH BIẾN THÁI Ở ĐỘNG VẬT
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Quan sát và mô tả được hình dạng bên ngoài của sâu, nhộng, bướm tằm trưởng thành.
- Quan sát và mô tả được hình dạng bên ngoài của nòng nọc, ếch trưởng thành.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy nhắc lại cho cô các quy định khi làm thí nghiệm như bảo đảm an toàn khi thí nghiệm, kiểm tra dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm cần thiết cho buổi thực hành, một số kĩ năng thí nghiệm cần lưu ý để thí nghiệm thành công.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tiến hành thí nghiệm
Em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
Video trình bày nội dung:
Gợi ý bảng phân công nhiệm vụ
TT | Nội dung công việc | Người thực hiện | Thời gian hoàn thành | Sản phẩm dự kiến |
1 | Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, mẫu vật | |||
2 | Thực hiện thí nghiệm quan sát quá trình biến thái ở bướm | |||
3 | Thực hiện thí nghiệm quan sát quá trình biến thái ở ếch | |||
4 | Tổng kết và viết báo cáo |
Báo cáo thực hành
BÁO CÁO THỰC HÀNH 1. Mục đích - Quan sát và mô tả được hình dạng bên ngoài của sâu, nhộng, bướm tằm trưởng thành. - Quan sát và mô tả được hình dạng bên ngoài của nòng nọc, ếch trưởng thành. 2. Kết quả và giải thích
3. Trả lời câu hỏi a) Phát triển ở bướm và ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn vì ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác con trưởng thành. b) - Các giai đoạn phát triển của bướm thể hiện khía cạnh tiến hoá thích nghi: + Sâu bướm có bộ hàm khoẻ để ăn lá cây, nhiều chân để bám vào lá cây và di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, ống tiêu hoá của sâu bướm có đầy đủ các enzyme tiêu hoá lá cây, kể cả cellulase. + Nhộng là giai đoạn chuyển đổi mạnh về cấu tạo bên trong cơ thể sâu bướm, là giai đoạn trung gian chuyển đổi sâu thành bướm. Vỏ nhộng bảo vệ sâu bướm tránh tác động của các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, kẻ săn mồi,... + Giai đoạn bướm trưởng thành là giai đoạn bướm thích nghi với môi trường sống, đôi cánh giúp bướm bay lượn; tìm kiếm thức ăn; tìm bạn tình thực hiện chức năng sinh sản, duy trì nòi giống. - Các giai đoạn phát triển của ếch thể hiện khía cạnh tiến hoá thích nghi: + Nòng nọc có cấu tạo và hình thái thích nghi với môi trường nước. Nòng nọc có đôi mang ngoài thực hiện chức năng trao đổi khí O2 và CO2 với nước. Đuôi hình mái chèo giúp nòng nọc bơi trong nước, giúp tìm kiếm thức ăn và tránh kẻ săn mồi. + Ếch có cấu tạo và hình thái thích nghi với môi trường trên cạn. Ếch có phổi và da ẩm ướt thực hiện chức năng trao đổi khí với không khí. Bốn chi (2 chi trước và 2 chi sau) giúp ếch di chuyển tìm kiếm thức ăn, tránh kẻ săn mồi. Lưỡi ếch có cấu tạo phù hợp với hoạt động bắt côn trùng. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Quá trình biến thái ở động vật là gì?
A. Quá trình động vật thay đổi vị trí sinh sống
B. Quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ ấu trùng đến con trưởng thành
C. Quá trình động vật thay đổi màu sắc để thích nghi với môi trường
D. Quá trình phát triển trực tiếp không thay đổi hình thái
Câu 2: Biến thái hoàn toàn ở động vật thường có mấy giai đoạn?
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
Câu 3: Ở loài nào sau đây, quá trình biến thái là không hoàn toàn?
A. Bướm
B. Ếch
C. Chuồn chuồn
D. Muỗi
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - B | Câu 2 - C | Câu 3 - C |
………..
Nội dung video Bài 23: Thực hành quan sát quá trình biến thái ở động vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.