Video giảng Sinh học 11 Kết nối bài 13 Bài tiết và cân bằng nội môi

Video giảng Sinh học 11 kết nối bài 13 Bài tiết và cân bằng nội môi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 13. MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết.
  • Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.
  • Nêu được khái niệm nội môi, cân bằng nội môi và giải thích được cơ chế chung điều hòa cân bằng nội môi.
  • Nêu được một số cơ quan tham gia điều hòa cần bằng nội môi và một số hằng số nội môi.
  • Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận và các biện pháp phòng chống một số bệnh về hệ tiết niệu như suy thận, sỏi thận…
  • Nêu được tầm quan trọng của xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi và giải thích được kết quả xét nghiệm.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu như các chất độc hại và các chất dư thừa không được thải ra bên ngoài mà tích tụ trong cơ thể?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của bài tiết

Em hãy cho biết: Bài tiết là gì?

Video trình bày nội dung:

Bài tiết là quá trình loại bỏ khỏi cơ thể các chất thải được sinh ra từ quá trình chuyển hóa cùng với các chất độc hại và các chất dư thừa.

Nội dung 2: Thận và chức năng tạo nước tiểu

Em hãy thảo luận để trả lời câu hỏi: 

  • Cho biết hệ tiết niệu được cấu tạo từ những bộ phận nào và chức năng tương ứng của mỗi bộ phận bằng cách hoàn thành bảng sau:
  • Cho biết phần vỏ và tủy thận được cấu tạo từ đơn vị nào? Đơn vị đó được cấu tạo như thế nào? Chức năng của mỗi phần là gì?
  • Quá trình hình thành nước tiểu gồm những giai đoạn nào? Điều gì xảy ra nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn?

Video trình bày nội dung:

+ Cấu tạo hệ tiết niệu

Bộ phậnVai trò
ThậnNơi tạo thành nước tiểu
Niệu quảnDẫn nước tiểu xuống bàng quang
Bàng quangNơi chứa nước tiểu trước khi thải ra ngoài
Niệu đạoĐưa nước tiểu ra ngoài

 

+ Phần vỏ và tủy thận được tạo nên bởi hàng triệu các nephron.

+ Mỗi nephron được cấu tạo:

  • Cầu thận (quản cầu và nang Bowman): lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu (dịch lọc)
  • Ống thận (ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp): tái hấp thu các chất cần thiết từ dịch lọc trả về máu, tiết các chất dư thừa và chuyển nước tiểu chính thức vào bàng quang.

+ Quá trình hình thành nước tiểu gồm 4 giai đoạn: lọc máu ở cầu thận, tái hấp thụ chất dinh dưỡng ở ống thận, tiết chất dư thừa từ tế bào ống thận vào dịch lọc và hấp thụ bớt nước ở ống góp, tạo ra nước tiểu chính thức chảy vào bể thận.

+ Bất kì giai đoạn nào của quá trình hình thành nước tiểu bị rối loạn đều đều dẫn đến mất cân bằng nội môi.

Nội dung 3: Tìm hiểu về cân bằng nội tiết tố

Theo em: Cân bằng nội môi là gì? Mỗi hệ thống điều hòa cân bằng nội môi gồm những thành phần nào? Cơ quan nào có thể tham gia điều hòa cân bằng nội môi?

Video trình bày nội dung:

- Cân bằng nội môi là trạng thái mà trong đó có các điều kiện lí, hóa của môi trường bên trong cơ thể duy trì ổn định, đảm bảo cho các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường.

- Mỗi hệ thống điều hòa cân bằng nội môi gồm ba thành phần: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện.

- Hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều tham gia điều hòa cân bằng nội môi, trong đó thận, gan, phổi đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

………..

Nội dung video Bài 13: Miễn dịch ở người và động vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác