Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 8: Acid

Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 8: Acid. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 8: ACID

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).
  • Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hóa học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.
  • Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH).

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi:

BÀI 8: ACID 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: KHÁI NIỆM ACID

Em hãy nêu khái niệm acid?

Video trình bày nội dung:

- Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

- Trong phân tử acid đều có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid.

- Nitric acid tạo ra ion H+ theo sơ đồ sau:

HNO3    →     H+          +       NO3-

Nitric acid    ion hydrogen  ion nitrate

Nội dung 2: Làm đổi màu chất chỉ thị

Theo em, Dung dịch acid làm quỳ tím thay đổi như thế nào?

Video trình bày nội dung:

- Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

⇒ Quỳ tím được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận ra dung dịch acid.

- Dùng ống hút nhỏ giọt (1) hút nước rồi nhỏ một giọt lên mẩu giấy quỳ tím (1). Dùng ống hút nhỏ giọt (2) hút acid rồi nhỏ một giọt lên mẩu giấy quỳ tím (2). Quan sát sự thay đổi màu sắc của giấy quỳ tím (1) và (2) để xác định ý đúng.

Nội dung 3: Tác dụng với kim loại 

Em hãy mô tả các hiện tượng xảy ra?

Video trình bày nội dung:

- Mô tả các hiện tượng :

+ Viên Zn tan dần

+ Có bọt khí thoát ra.

- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra giữa Zn và dung dịch HCl là: có xuất hiện chất mới (ZnCl2 và H2) có tính chất khác với chất phản ứng.

=>Kết luận:

Dung dịch acid tác dụng được với nhiều kim loại

tạo ra muối và khí hydrogen.

⇒ Phương trình tổng quát :

Acid  +  Kim loại  →  Muối  +  Hydrogen

- Viết phương trình hóa học :

a)  H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2

b) Mg + HCl → MgCl2 + H2 

Nội dung 4: Hydrochloric acid (HCl)

Theo em, Hydrochloric acid có trong bộ phận nào của người vào động vật ?

Video trình bày nội dung:

- Một số ứng dụng quan trọng của hydrochloric acid:

+ Tẩy rửa kim loại.

+ Điều chế glucose

+ Sản xuất chất dẻo.

+ Sản xuất dược phẩm. 

-  Hydrochloric acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn.

Nội dung 5: Sulfuric acid (H2SO4)

Em hãy nêu một số ứng dụng của sulfuric acid.

Video trình bày nội dung:

- Một số ứng dụng quan trọng của sulfuric acid:

+ Sản xuất ắc quy.

+ Sản xuất giấy, tơ sợi.

+ Sản xuất sơn.

+ Sản xuất chất dẻo.

+Sản xuất phân bón.

- Sulfuric acid là một hóa chất quan trọng được sử dụng nhiều trong công nghiệp.

Nội dung 6: Acetic acid (CH3COOH)

Em hiểu thế nào về acetic acid ?

Video trình bày nội dung:

- Acetic acid là một acid hữu cơ có trong giấm ăn với nồng độ khoảng 4%.

- Một số ứng dụng quan trọng của acetic acid:

+ Sản xuất tơ nhân tạo.

+ Sản xuất thuốc diệt côn trùng.

+ Sản xuất phẩm nhuộm.

+Sản xuất dược phẩm.

+Sản xuất chất dẻo.

………..

Nội dung video Bài 8: Acid còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác