Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 19: Đòn bẩy
Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 19: Đòn bẩy. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 19: ĐÒN BẨY
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Dùng dụng cụ đơn giản, minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.
- Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.
- Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Dựa vào vị trí của vật, vị trí tác dụng lực, điểm tựa, người ta phân loại đòn bẩy thành những loại nào?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Đòn bẩy có thể làm đổi hướng tác dụng của lực
Em hãy nêu một số đơn vị đo khối lượng riêng phổ biến.
Video trình bày nội dung:
- Khi một vật quay do chịu lực tác dụng, nó có thể tác dụng lực lên một vật khác. Từ đặc điểm này người ta đã tạo ra đòn bẩy. Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.
Một số ví dụ dùng đòn bẩy làm thay đổi hướng tác dụng của lực:
- Dùng xà beng để nâng vật.
- Trò chơi bập bênh.
- Đưa vật lên khỏi hố.
- …
Các em có thể sử dụng các dụng cụ học tập để làm một đòn bẩy. Ví dụ như phương án sau, dụng cụ gồm có: 1 thước kẻ làm thanh đòn, bút làm điểm tựa và cục tẩy làm vật.
Nội dung 2: Các loại đòn bẩy
Em hãy cho biết có các loại đòn bẩy nào?
Video trình bày nội dung:
- Ví dụ đòn bẩy loại 1: Mái chèo thuyền, kéo.
- Ví dụ đòn bẩy loại 2: kẹp làm vỡ hạt, xe rùa.
- Ví dụ đòn bẩy loại 3: cần câu, đũa.
- Dựa vào vị trí của vật, vị trí tác dụng lực, điểm tựa, người ta phân loại đòn bẩy thành 3 loại:
+ Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.
+ Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.
+ Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu.
- Tùy theo mục đích công việc, lựa chọn loại đòn bẩy cho phù hợp để việc thực hiện công việc đó được thuận tiện.
………..
Nội dung video Bài 19: Đòn bẩy còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.