Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 16: Áp suất

Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 16: Áp suất. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 16: ÁP SUẤT

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được khái niệm áp lực và lấy được ví dụ về áp lực.
  • Tìm hiểu khái niệm áp suất, viết được công thức tính áp suất và liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng.
  • Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.
  • Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi: Theo em, Áp lực là lực có phương như thế nào với mặt bị ép?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Áp lực

Theo em, Áp lực là gì? Áp lực có những yếu tố nào? Lấy một số ví dụ về áp lực trong thực tế.

Video trình bày nội dung:

1. HS nêu khái niệm áp lực và nhận ra được hai yếu tố của áp lực (có diện tích bị ép và có lực tác dụng theo phương vuông góc với diện tích bị ép).

2. Trong ba trường hợp đã cho, chỉ có trường hợp c, lực có phương vuông góc với diện tích bị ép (mặt sàn) là áp lực.

3. Lực của búa tác dụng vuông góc với mũ đinh, lực tác dụng của cuốn sách đặt trên bàn, xe ô tô di chuyển trên đường tạo một áp lực lên mặt đường, lực của đoàn tàu tác dụng lên đường ray,…

a) Lực do người tác dụng lên xe kéo: không có diện tích bị ép.

b) Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất: diện tích bị ép là mặt đất và lực do xe tác dụng lên mặt đất có phương vuông góc với mặt đất. Do vậy, lực này là áp lực.

c) Lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo: diện tích bị ép là sàn xe và lực do thùng hàng tác dụng lên xe kéo có phương vuông góc với sàn xe. Do vậy, lực này là áp lực.

- Khi đứng, chân ta tác dụng lên mặt đất một lực ép theo phương vuông góc với mặt đất. Do có trọng lượng nên các vật như tủ, bàn ghế,… tác dụng lực ép lên sàn, có phương vuông góc với mặt sàn. Các lực ép đó được gọi là áp lực.

- Áp lực là lực có phương vuông góc với mặt bị ép.

Nội dung 2: Áp suất

Vậy áp suất được tính như thế nào? 

Video trình bày nội dung:

- Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a nhỏ hơn ở hình 16.2b.

- Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a nhỏ hơn ở hình 16.2c.

Thí nghiệm cho thấy độ lún của cát không chỉ phụ thuộc vào độ lớn của áp lực mà còn phụ thuộc vào diện tích mặt bị ép. Cùng một áp lực, diện tích mặt bị ép càng nhỏ thì độ lún của cát càng lớn. Với cùng một diện tích mặt bị ép, áp lực càng lớn thì độ lún của cát càng lớn.

- Áp suất được tính bằng áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép, áp suất = áp lực/diện tích mặt bị ép.

- Nếu kí hiệu p là áp suất, F là áp lực, S là diện tích mặt bị ép, ta có: p=FS.

- Đơn vị của áp suất là paxcan, kí hiệu là Pa (1 Pa = 1 N/m2).

- Một số đơn vị đo áp suất khác thường dùng: bar, atm, mmHg,…

- Để đo áp suất, người ta dùng áp kế.

………..

Nội dung video Bài 16: Áp suất còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác