Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 6: Nồng độ dung dịch

Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 6: Nồng độ dung dịch. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Xem video giảng bài này để hiểu bài tốt hơn. => Xem video

Tóm lược nội dung

BÀI 6: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau
  • Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol
  • Tính được độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol theo công thức
  • Tiến hành thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Khi hòa chất rắn vào nước, có chất tan nhiều, có chất tan ít, có chất không tan. Làm thế nào để so sánh khả năng hòa tan trong nước của các chất và xác định khối lượng chất tan có trong một dung dịch?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1:  Định nghĩa độ tan

Em hãy trình bày định nghĩa độ tan?

Video trình bày nội dung:

- Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ, áp suất xác định 

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ, áp suất xác định

- Lượng sodium chloride hòa tan tối đa trong 100 gam nước tạo thành dung dịch bão hòa ở 20 oC là 35,9 gam. Vậy 200 gam nước sẽ hòa tan tối đa được 35,9  2 =  71,8 (gam) sodium chloride

Nội dung 2: Cách tính độ tan của một chất trong nước

Em hãy trình bày công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định?

Video trình bày nội dung:

- Công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định là:

S = mct×100 mnước (gam/100 gam H2O)

Trong đó:

+ mct là khối lượng của chất tan được hóa tan trong nước để tạo thành dung dịch bão hòa, có đơn vị là gam.

+ mnước là khối lượng của nước, có đơn vị là gam

+ Có một số chất khi tăng nhiệt độ, độ tan lại giảm

- Độ tan của muối sodium nitrate (NaNO3) ở 0 oC :

S = mct×100 mnước = 14,2×100 20 = 71 (gam/100 gam H2O)

Nội dung 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn trong nước

Theo em:

  • Có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở 30 oC?
  • Có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở 60 oC?

Video trình bày nội dung:

Sản phẩm dự kiến:

- Độ tan của đường ăn trong nước ở 30 oC là 216,7 gam/100 gam H2O

Khối lượng đường tối đa có thể hòa tan trong 250 gam nước ở 30 oC là:

S = mct×100 mnước  => mct   = S x mH20100=216,7X250100 = 541,75 (gam)

- Độ tan của đường ăn trong nước ở 60 oC là 288,8 gam/100 gam H2O

Khối lượng đường tối đa có thể hòa tan trong 250 gam nước ở 60 oC là:

S = mct×100 mnước  => mct   = S x mH20100=288,8X250100 = 722 (gam)

Nội dung 4: Nồng độ phần trăm

Theo em, nồng độ phần trăm là gì? Hãy cho biết công thức tính nồng độ phần trăm.

Video trình bày nội dung:

- Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam 

C% = mct×100 mdd (%)

Trong đó:

+mct là khối lượng chất tan, có đơn vị là gam

+mdd là khối lượng dung dịch, có đơn vị là gam 

 – Nếu biết được nồng độ phần trăm của dung dịch thì ta có thể xác định được khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch:

mct = mdd×C%  100 (gam)

mdd =  mct×C%  100 (gam)

Nội dung 5: Nồng độ mol của dung dịch

Theo em, công thức tính nồng độ mol của dung dịch là gì? 

Video trình bày nội dung:

- Công thức tính nồng độ mol của dung dịch: CM = nV (M)

Trong đó:

+n là số mol chất tan, có đơn vị là mol

+V là thể tích dung dịch, có đơn vị là lít

- Nếu biết được nồng độ mol của dung dịch ta có thể xác định được số mol chất tan và thể tích dung dịch theo biểu thức:

n = CM  x V (mol); V = nCM (lít)

………..

Nội dung video Bài 6: Nồng độ dung dịch còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác