Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học

Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Xem video giảng bài này để hiểu bài tốt hơn. => Xem video

Tóm lược nội dung

BÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng; Nêu được khái niệm và các bước lập phương trình hóa học
  • Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hóa học, khối lượng được bảo toàn
  • Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi: Nếu đốt một cây nến, sau một thời gian, cân có còn thăng bằng không? Giải thích.

BÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Định luật bảo toàn khối lượng

Các em đọc thí nghiệm và trả lời cho cô các câu hỏi sau:

  • Em hiểu biến đổi vật lí là hiện tượng gì?
  • So sánh mA và mB, từ đó rút ra nhận xét về tổng khối lượng của các chất trước và tổng khối lượng của các chất sau phản ứng.
  • Em kết luận gì về định luật bảo toàn khối lượng?

Video trình bày nội dung:

Hiện tượng thí nghiệm 1: 

- Ở bước 1, chưa có hiện tượng gì, ghi chỉ số khối lượng cụ thể mA

- Ở bước 2, xuất hiện kết tủa màu trắng (chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra), ghi chỉ số khối lượng cụ thể mB

So sánh mA với mB

- Nhận xét: mA = mB (tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng (mA bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm (mB)) 

Kết luận:

- Tổng khối lượng của các chất phản ứng = Tổng khối lượng của các chất sản phẩm

Nội dung 2: Phương trình bảo toàn khối lượng

  • Em hãy nêu phương trình bảo toàn khối lượng?
  • Em hãy giải thích các kí hiệu trong phương trình?

Video trình bày nội dung:

- Phương trình bảo toàn khối lượng:

mA + mB = mC + mD 

- Trong đó: mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của các chất phản ứng và sản phẩm 

Nội dung 3: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng, em hãy hoàn thành bài sau: 

  • Cho 5,6 g sắt (iron) tác dụng vừa đủ với 7,3 g hydrochloric acid, thu được 12,7 g iron(II) chloride và khí hydrogen. Tính khối lượng khí hydrogen tạo thành.
  • Đốt cháy hoàn toàn 12 g carbon trong khí oxygen, thu được 44 g khí carbon dioxide. Tính khối lượng khí oxygen đã tham gia phản ứng.

Video trình bày nội dung:

- Khối lượng khí hydrogen tạo thành: 

Fe + 2HCl BÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC FeCl2 + H2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mFe + mHCl = mFeCl2 + mH2

⟹ mH2 = mFe + mHCl - mFeCl2 = 5,6 + 7,3 – 12,7 = 0,2 (g)

- Khối lượng khí oxygen đã tham gia phản ứng:

C + O2 BÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mC + mO2 = mCO2

⟹ mO2 = mCO2 – mC = 44 – 12 = 32 (g)

Nội dung 4: Phương trình hóa học là gì

  • Theo em, phương trình hóa học là gì? 
  • Em hãy nêu các bước biểu diễn phương trình hóa học, minh họa qua ví dụ phản ứng hóa học diễn ra khi cho khí hydrogen tác dụng với khí oxygen 

Video trình bày nội dung:

- Phương trình hóa học là cách thức biểu diễn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học của các chất phản ứng và các chất sản phẩm

- Phản ứng hóa học diễn ra khi cho khí hydrogen tác dụng với khí oxygen tạo thành nước được biểu diễn bằng sơ đồ chữ:

Hydrogen + Oxygen BÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Nước

 Thay thế tên các chất bằng công thức hóa học, tìm hệ số thích hợp sao cho số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế của phương trình đều bằng nhau, được phương trình hóa học của phản ứng: 

2H2 + O2 BÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 2H2OBÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Nội dung 5: Các bước lập phương trình hoá học

  • Theo em, với các phản ứng hóa học trong đó có nhóm nguyên tử không thay đổi được và sau phản ứng cần lưu ý những điểm gì?
  • Em hãy lập phương trình hóa học cho các phản ứng sau:  Fe + O2 ⇢ Fe3O4

Video trình bày nội dung:

- Các bước lập phương trình hóa học:

+ Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng 

+Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử các chất phản ứng và các chất sản phẩm

+Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

+Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình hóa học 

- Nếu trong các chất phản ứng và các chất sản phẩm có nhóm nguyên tử không thay đổi trước và sau phản ứng thì coi cả nhóm nguyên tử đó như là một đơn vị để cân bằng

- Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng 

Fe + O2 ⇢ Fe3O4

Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố/chất trước và sau phản ứng

Fe + O2 ⇢ Fe3O4
Số nguyên tử          1234

Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

3Fe + 2O2 ⇢ Fe3O4
Số nguyên tử          3434

Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình hóa học 

3Fe + 2O2 ⟶ Fe3O4

………..

Nội dung video Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác