Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí

Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Xem video giảng bài này để hiểu bài tốt hơn. => Xem video

Tóm lược nội dung

BÀI 4: MOL VÀ TỈ KHỐI CHẤT KHÍ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).
  • Tính được khối lượng mol (M)
  • Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m).
  • Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.
  • So sánh được khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.
  • Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 o
  • Sử dụng được công thức n (mol) = để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 o

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi: Theo em, nếu yêu cầu đếm số lượng viên gạch để xây bức tường của lâu đài (hình 4.1) và đếm số lượng hạt cát để xây bức tường của lâu đài bằng cát (hình 4.2), yêu cầu nào có thể thực hiện được ? Vì sao?

BÀI 4: MOL VÀ TỈ KHỐI CHẤT KHÍ

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1:  Khái niệm mol

  • Theo em, Mol là gì?
  • Số 6,022.1023 được gọi là gì? Có giá trị như thế nào

Video trình bày nội dung:

- Mol là lượng chất có chứa 6,022 × 1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử,…) của chất đó. 

- Số 6,022 × 1023 được gọi là số Avogadro, được kí hiệu là NA 

Ví dụ : 

+ 1 mol nguyên tử đồng (Cu) là lượng đồng có chứa 6,022  1023 nguyên tử Cu.

+ 1 mol phân tử nước (H2O) là lượng nước có chứa 6,022  1023 phân tử H2O.

- Giá trị số Avogadro là vô cùng lớn. Nếu một máy đếm các nguyên tử với tốc độ 10 triệu nguyên tử mỗi giây thì sẽ mất khoảng 2 tỉ năm để đếm hết các nguyên tử trong một mol.

Nội dung 2: Khối lượng mol

  • Em hãy nêu khái niệm khối lượng mol?
  • Quan sát hình 4.3, cho biết khối lượng 1 mol nguyên tử đồng và khối lượng 1 mol phân tử sodium chloride.

Video trình bày nội dung:

- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. 

+ Đơn vị: gam/mol

+ Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng trị số với khối lượng nguyên tử hay phân tử chất đó tính theo đơn vị amu. 

Ví dụ: 

+ Khối lượng nguyên tử oxygen là 16 amu, khối lượng mol nguyên tử của oxygen là 16 gam/mol.

+ Khối lượng phân tử nước là 18 amu, khối lượng mol phân tử của nước là 18 gam/mol

- Khối lượng 1 mol nguyên tử đồng là: MCu = 64 g/mol

 Khối lượng 1 mol nguyên tử sodium chloride là MNaCl = 58,5 g/mol

Nội dung 3: Chuyển đổi giữa số mol chất và khối lượng

  • Nếu đặt n là số mol chất, M là khối lượng mol chất và m là khối lượng chất, ta có công thức như thế nào? 
  • Áp dụng các công thức đã rút ra ở trên để hoàn thành bảng sau?

Video trình bày nội dung:

 - Nếu đặt n là số mol chất, M là khối lượng mol chất và m là khối lượng chất, ta có công thức :

n = m/M (mol) => m = n x M (gam) ; 

M = m/n (gam/mol) 

- Bảng:

Chất

Khối lượng phân tử (g/mol)

Khối lượng (g)

Số mol

Urea

60

3

0,05

Nước

18

27

1,5

Sắt

56

11,2

0,2

 

Nội dung 4: Thể tích mol của chất khí

  • Em hãy nêu khái niệm thể tích mol của chất khí.
  • Theo em, trong cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất thì thể tích và khối lượng mol của chúng như nào?
  • Em hãy quan sát hình 4.4. cho biết ở điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC), thể tích 1 mol khí là bao nhiêu?

Video trình bày nội dung:

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

- Một mol bất kì chất khí nào cũng chiếm những thể tích bằng nhau khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

- Ở điều kiện áp suất chuẩn, thể tích 1 mol khí là 24,79 l

Nội dung 5: Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí

Em hãy suy nghĩ và trả lời cho cô các câu hỏi sau: 

  • Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn thì ta có biểu thức như thế nào? 
  • Ở 25 oC và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu.

Video trình bày nội dung:

- Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn thì ta có biểu thức:

V = 24,79  n (lít)  n = V24,79 (mol)

- Thể tích 1,5 mol khí 25 oC, 1 bar là:

V = 24,79 × 1,5 = 37,185 (l)

………..

Nội dung video Bài 4: Mol và tỉ khối chất khí còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác