Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Video giảng Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Xem video giảng bài này để hiểu bài tốt hơn. => Xem video

Tóm lược nội dung

BÀI 33. MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ VÀ HỆ BÀI TIẾT Ở NGƯỜI

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể, cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.
  • Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ đường và uric acid trong máu.
  • Nêu được chức năng của hệ bài tiết. Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận.
  • Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó. Vận dụng được hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe.
  • Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận trong trường học hoặc tại địa phương.
  • Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Môi trường trong cơ thể

Theo em, Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào?

Video trình bày nội dung:

+ Các thành phần của môi trường trong cơ thể gồm: máu, dịch mô (dịch giữa các tế bào) và dịch bạch huyết.

+ Môi trường trong cơ thể là môi trường bao quanh tế bào gồm huyết tương, dịch mô (dịch giữa các tế bào) và dịch bạch huyết.

+ Cân bằng môi trường trong là sự dao động của những điều kiện vật lí, hóa học của môi trường trong như: nhiệt độ, pH, thành phần chất tan… quanh một giá trị nhất định.

+ Chỉ số mất cân bằng là thân nhiệt – người này đang bị sốt.

Kết quả thí nghiệm hình 33.2 cho thấy nồng độ chất tan bao quanh tế bào ảnh hưởng đến hình dạng, hoạt động của tế bào:

+ Tế bào hồng cầu trong môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn trong hồng cầu sẽ bị phình to.

+ Tế bào hồng cầu trong môi trường có nồng độ chất tan cao hơn bị teo nhỏ.

+ Tế bào hồng cầu trong môi trường có nồng độ chất tan tương tự trong tế bào sẽ giữ nguyên hình dạng.

→ Thí nghiệm cho thấy: Để tế bào hoạt động bình thường thì môi trường bao quanh tế bào cần có nồng độ chất tan tương tự như trong tế bào.

- Đáp án câu hỏi thảo luận củng cố kiến thức:

+ Để đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường, từ đó các cơ quanh, hệ cơ quan và cơ thể hoạt động bình thường.

+ Ví dụ: hàm lượng glucose trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh đái tháo đường.

+ Người phụ nữ này có chỉ số glucose trong máu cao – biểu hiện của bệnh đái tháo đường.

 → Khẩu phần ăn cần hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột, đường.

- Máu, dịch mô, dịch bạch huyết tạo thành môi trường trong cơ thể.

- Tính chất lí, hóa của môi trường trong được duy trì ổn định, đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường, từ đó đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

Nội dung 2: Hệ bài tiết

Em hãy cho biết cấu tạo hệ bài tiết?

Video trình bày nội dung:

1. Chức năng của hệ bài tiết

2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

- Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất dư thừa, chất độc hại sinh ra do quá trình trao đổi chất của cơ thể.

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. 

- Thận gồm miền vỏ, miền tủy và bể thận.

- Đơn vị chức năng của thận là nephron.

- Một nephron gồm cầu thận, ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp

3. Một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu

- Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: do lượng nước tiểu quá ít, nồng độ chất khoáng bên trong nước tiểu tăng cao hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây lắng đọng, kết tủa muối calcium trong thận. 

→ Cách phòng chống: uống đủ nước, hạn chế thức ăn nhiều muối…

- Dự án điều tra tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu tại địa phương (bản đính kèm dưới hoạt động 3).

4. Một số thành tựu trong chữa bệnh liên quan đến thận

- Cơ sở khoa học: Khi cả hai thận của một bệnh nhân không đáp ứng được chức năng lọc máu để thải các chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể, bệnh nhân có thể sống được nhờ phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

- Thành tựu: Chạy thận nhân tạo và ghép thận.

- Đáp án câu hỏi Luyện tập 3 trang 160:

+ Nhịn tiểu quá lâu có thể làm tăng nguy cơ các bệnh: đi tiểu không kiểm soát, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, suy thận.

- Đáp án câu hỏi Luyện tập 4 trang 161:

+ Vì ở giai đoạn cuối, cả hai quả thận của bệnh nhân đều không đáp ứng được chức năng lọc máu để thải các chất độc, chất dư thừa ra khỏi cơ thể. 

+ Để duy trì sự sống, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị duy trì hoặc ghép thận, tuy nhiên biện pháp điều trị duy trì đòi hỏi chi phí tốn kém và bệnh nhân phải thường xuyên đến bệnh viện.

+ Nếu có nguồn tạng thích hợp và ghép thận thành công có thể giúp bệnh nhân kéo dài sự sống với cuộc sống và sức khỏe gần giống một người khỏe mạnh.

- Để phòng bệnh về hệ bài tiết, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

+ Khi cả hai thận không đáp ứng được chức năng lọc máu thì cần biện pháp điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

………..

Nội dung video Bài 33: Môi trường trong cơ thể và Hệ bài tiết ở người còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác