Slide bài giảng Tự nhiên xã hội 3 Kết nối bài 29 Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng

Slide điện tử bài 29 Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tự nhiên xã hội 3 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 29. MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT, MẶT TRĂNG (2 TIẾT)

TIẾT 1

A. KHỞI ĐỘNG

GV chiếu cho HS xem video bài hát về các hành tinh trong vũ trụ cho HS quan sát và tạo hứng thú cho buổi học

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Xác định vị trí của Mặt Trời và Trái Đất

  • Xác định được chiều chuyển động của Trái Đất.

  • Xác định chiều chuyển động của Mặt Trăng

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định vị trí của Mặt Trời và Trái Đất

Từ Mặt Tời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

Nội dung ghi nhớ:

+ Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh.

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.

Hoạt động 2: Xác định được chiều chuyển động của Trái Đất.

Trái Đất chuyển động quanh mình nó theo chiều nào?

Nội dung ghi nhớ:

+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều từ tây sang đông. 

+ Trái Đất chuyển động ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống. 

+ Chiều của hai chuyển động trên: cùng chiều từ tây -> đông. 

Hoạt động 3: Xác định chiều chuyển động của Mặt Trăng

Chỉ và nói chiều chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.

Nội dung ghi nhớ:

Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo chiều từ tây sang đông. Nếu nhìn từ cực Bắc xuống. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ. 

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- GV hướng dẫn HS thực hiện 2 thực hành: 

+ Thực hành Mặt Trăng quay quanh Trái Đất

+ Thực hành Trái Đất chuyển động quanh mình nó và quanh Mặt Trời

TIẾT 2

A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giải thích hiện tượng tự nhiên

Chỉ và nhận xét phần sáng và phần tối của Trái Đất trên hình.

Nội dung ghi nhớ:

+ Trái Đất chia làm hai nửa: nửa trực tiếp nhận ánh sáng sẽ sáng, nửa không được nhận ánh sáng sẽ tối.

+ Có hiện tượng như vậy là do Mặt Trời chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất. 

Hoạt động 2: Giải thích hiện tượng ngày và đêm. 

Vì sao cả hai nửa cầu không được Mặt Trời chiếu sáng cùng lúc?

Nội dung ghi nhớ:

+ Hai nửa cầu không được Mặt Trời chiếu sáng cùng lúc vì Trái Đất có hình cầu nên Mặt Trời luôn chiếu sáng được một nửa Trái Đất

Hoạt động 3: Giải thích hiện tượng ngày đêm luân phiên. 

Nhờ đâu mà mọi địa điểm trên Trái Đất dều lần lượt trải qua ngày và đêm?

Nội dung ghi nhớ:

Nhờ Trái Đất chuyển động quanh mình nó. 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

GV hướng dẫn HS thực hành theo các bước.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất ngừng quay? Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu không có ngày hoặc không có đêm?

Nội dung ghi nhớ:

+ Nếu Trái Đất ngừng quay, thì khi đó một nửa Trái Đất luôn là ngày, một nửa luôn là đêm và nơi là ngày sẽ rất nóng, nơi là đêm sẽ rất lạnh,..

+ Nếu không có ngày hoặc không có đêm thì Trái Đất sẽ luôn tối tăm, hoặc luôn sáng. Nếu luôn tối tăm thì con người sẽ rất khó làm việc và hoạt động. Nếu luôn sáng thì co nườ sẽ phải làm việc nhiều quá mà không được nghỉ ngơi,... 

* TỔNG KẾT

- GV yêu cầu HS quan sát hình chốt và nói về nội dung của hình:

+ Tranh vẽ ai?

+ Đang làm gì?

+ Em có thể giải thích vì sao lại như vậy?

+ Em có thể nêu thêm ví dụ khá về sự lệch giờ của nước ta và nước khác?

Nội dung ghi nhớ:

+ Tranh vẽ Minh và em gái.

+ Em gái đang hỏi Minh vì sao bố hay xem bóng đá lúc khuya? Minh nói vì lúc đó ở châu Âu – một b nơi đang diễn ra trận bóng mới là ban ngày.

+ Vì ngày và đêm ở châu Âu khác với nước ta.